6) Bố cục luận văn
3.4.4. Mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong luận cứ Slippery
Slippery Slope
Qua việc phân tích (L8) ta thấy các luận cứ có dạng:
1. Sự kiện X đã xảy ra (hoặc sẽ xảy ra, hoặc có thể sẽ xảy ra).
Giả định bắc cầu (g) “Sự kiện X có mối liên quan với sự kiện Y” 2. Do đó sự kiện Y tất yếu sẽ xảy ra.
Sẽ là luận cứ mạch lạc khi X và Y có mối liên quan tới nhau, đặc biệt là theo Walton, ở mô hình luận cứ kiểu này, giả định (g) cần phải được trình bày (ở một mức độ nào đó), nhờ đó người đọc dễ dàng điền thêm giả định bắc cầu (g) vào luận cứ.
Luận cứ sẽ là ngụy biện buộc lao dốc trong trường hợp X và Y không có mối liên quan; hoặc mối liên quan đó thiếu các lập luận phụ trợ cần thiết, hoặc không được trình bày một cách rõ ràng. Từ đó dẫn đến việc khó xảy ra giả định bắc cầu (g) trong quá trình luận suy của người đọc; vì thế các câu trong luận cứ đó không mạch lạc.
Tóm lại, một luận cứ ngụy biện “buộc lao dốc” chứa các câu không mạch lạc.
3.5. Tiểu kết chƣơng 3
Trong chương này, chúng ta đã phân tích bốn phép ngụy biện phi hình thức là: hình nhân thế mạng, nước đôi, loại suy sai và buộc lao dốc bằng việc phân tích cụ thể bốn luận cứ (L5) (L6) (L7) (L8), qua đó chỉ ra tính không mạch lạc trong các câu thuộc các loại luận cứ ngụy biện đó. Chúng tôi đã phân tích những kiểu ngụy biện rất khác nhau, qua đó thấy được sự đa dạng các kiểu không mạch lạc trong các câu thuộc luận cứ ngụy biện. Trong chương này, chúng ta thấy nổi bật lên ở các ví dụ là chúng luôn “có vẻ” là mạch lạc, chỉ thông qua các phân tích về mặt logic cũng như dựa vào ngữ cảnh mới thể hiện sự không mạch lạc ở trong các câu. Chúng tôi đã chứng minh được bằng việc người đọc khó có thể điền thêm các giả định bắc cầu vào luận cứ. Qua việc phân tích cụ thể các luận cứ, ta cũng thấy được tác dụng của việc phân tích ngụy biện đã hỗ trợ cho việc phân tích mạch lạc trong các luận cứ.
PHẦN KẾT LUẬN
Qua ba chương trên, chúng tôi đã trình bày hệ thống lí thuyết về mạch lạc (đặc biệt nhấn mạnh vào mạch lạc như là quá trình luận suy) và ngụy biện (từ hướng tiếp cận của Douglas Walton), cũng như áp dụng hệ thống lí thuyết đó vào việc phân tích cụ thể tám luận cứ trên truyền thông, tương ứng với đó là tám loại ngụy biện phổ biến là: tấn công cá nhân, viện dẫn thẩm quyền, viện dẫn điều bất khả tri, viện dẫn lòng thương, hình nhân thế mạng, nước đôi, loại suy sai, buộc lao dốc. Bằng việc thu hẹp nghiên cứu vào việc nghiên cứu các giả định bắc cầu cần được thêm vào trong một luận cứ trên truyền thông, chúng tôi đã chỉ ra được rằng một luận cứ ngụy biện là một luận cứ chứa các câu không mạch lạc. Tính không mạch lạc ở đây được thể hiện qua việc khó điền thêm được giả định bắc cầu vào các luận cứ đó như là một phần của một luận cứ mang tính logic, từ đó gây khó khăn cho người đọc trong việc luận giải luận cứ đó. Bằng thực tế phân tích, chúng tôi cũng nhận thấy rằng các phân tích về ngụy biện có thể bổ trợ được cho việc phân tích tính mạch lạc trong các luận cứ logic, nếu không có những phân tích thiên về logic học phi hình thức thì cũng khó có thể chỉ ra tính không mạch lạc ở các câu câu thuộc những luận cứ “tỏ ra” mạch lạc. Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong một luận cứ nằm tại chỗ chúng (ngụy biện và mạch lạc) luôn “tỏ ra” là có hiệu lực/mạch lạc, nhưng thực ra là không. Ngoài ra, ở phần tiểu kết của mỗi loại ngụy biện, chúng tôi cũng dựa vào mô hình của luận cứ ngụy biện để đưa thêm phần giả định bắc cầu cần có để đảm bảo tính mạch lạc của luận cứ, qua đó khái quát được cách luận suy với từng loại luận cứ.
Thông qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi cho rằng đây là một hướng tiếp cận hữu hiệu trong việc kết hợp giữa nghiên cứu phân tích diễn
ngôn và logic học phi hình thức, đặc biệt hiệu quả đối với việc nghiên cứu các luận cứ được sử dụng trên truyền thông, từ đó làm tiền đề nghiên cứu sâu hơn về truyền thông (ví dụ như hiệu quả của việc phản biện xã hội trong các thảo luận phê phán, các phương pháp hùng biện (rhetorical) trên truyền thông,…). Đơn cử như, trong luận văn này, hầu hết các ví dụ được chọn đều là loại thảo luận phê phán về các vấn đề lớn của xã hội gần đây (bạo lực học đường, thu phí đường bộ,…) qua đó ta thấy rằng các luận cứ ngụy biện, chứa các câu không mạch lạc; làm giảm hiệu quả phản biện xã hội của báo chí.
Tuy vậy, luận văn này vẫn còn nhiều điểm hạn chế, cần được mở rộng thêm trong tương lai, ví dụ như:
- Cần tăng thêm các loại ngụy biện được phân tích, cũng như tăng thêm số luận cứ.
- Cần sử dụng nhiều hơn nữa các công cụ, khái niệm đặc thù của nhánh nghiên cứu ngụy biện dụng hành (như gánh nặng bằng chứng, cân bằng hội thoại,…) để bổ sung cho việc phân tích mạch lạc của một luận cứ logic.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tài liệu bằng tiếng Việt:
1. Diệp Quang Ban (2009), Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo văn bản, Nxb Giáo dục.
2. Diệp Quang Ban (2009), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
3. Đỗ Hữu Châu (2009), Ngôn ngữ học đại cương (tập 1), Nxb Giáo dục.
4. Nguyễn Thụy Khánh Chương (2012), Những trò ngụy biện, Nxb Lao động Xã hội.
5. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia.
6. Nguyễn Hòa (2008), Phân tích diễn ngôn - Một số vấn đề lí luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia.
7. Nguyễn Chí Hòa (2006), Các phương tiện liên kết và tổ chức văn bản, Nxb Đại học Quốc gia.
8. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - phong cách học- thi pháp học, Nxb Giáo dục.
9. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục. 10. Đinh Trọng Lạc (2009), Phong cách học tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
11. Nguyễn Anh Tuấn (2006), Logic học đại cương, Nxb Đại học Quốc gia.
12. Trần Ngọc Thêm (2008), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Giáo dục.
13. Brown và Yule (2002), Phân tích diễn ngôn (bản dịch tiếng Việt), Nxb Giáo dục.
14. Galperin I.R (1987), Văn bản với tư cách đối tượng nghiên cứu ngôn ngữ học (bản dịch tiếng Việt), Nxb Khoa học Xã hội.
15. Moskalskaja (1996), Ngữ pháp văn bản (bản dịch tiếng Việt), Nxb Giáo dục.
16. Nunan D (1993), Dẫn nhập phân tích diễn ngôn (bản dịch tiếng Việt), Nxb Giáo dục.
Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài:
1. Engel, S. Morris (1994), With Good Reason: An Introduction to Informal Fallacies. New York: St. Martin‟s.
2. Hamblin, Charles (1970), Fallacies. London: Methuen.
3. Hans V. Hansen & Robert C.Pinto (editor) (1995), Fallacies: Classical and Contemporary Readings. The Pennsylvania State Unviersity Press. 4. Walton, Douglas (1995), A Pragmatic Theory of Fallacy, Tuscaloosa,
University of Alabama Press.
5. Walton, Douglas (1996), Fallacies Arising from Ambiguity, Dordrecht, Kluwer Academic Publishers, 1996.
6. Walton, Douglas (2007), Fallacies: Selected Papers: 1972-1982,
7. Walton, Douglas (1987), Informal Fallacies (Pragmatics and Beyond Companion Series, IV), Amsterdam, John Benjamins.
8. Walton, Douglas (2007), Media Argumentation: Dialectic, Persuasion and Rhetoric, Cambridge, Cambridge University Press.
9. Walton, Douglas (1998) The New Dialectic, Toronto, University of Toronto Press, 1998.
10.Walton Douglas, C. Reed and F. Macagno (2008), Argumentation Schemes, Cambridge, Cambridge University Press.