Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L8)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 83)

6) Bố cục luận văn

3.4.3.Phân tích mối quan hệ giữa ngụy biện và mạch lạc trong (L8)

Qua ngữ cảnh trên, ta thấy (L8) là một luận cứ nằm trong hội thoại thảo luận phê phán: trong đó một phe muốn bác bỏ lập luận của phe kia. Cụ thể ở đây, một phe là những người cho rằng chủ trương quăng lưới bắt xe của công an Thanh Hóa cần phải chấm dứt, và phe phản đối lại quan điểm đó – người viết (L8).

Việc phản đối được thực hiện qua (L8) như sau: tác giả cho rằng hình ảnh công an đang xấu đi trong mắt người dân, do nhiều sai phạm liên tục xảy ra từ trước, từ đó theo “tâm lí số đông”, sẽ phản đối việc quăng lưới bắt xe. Và tác giả cho rằng “khi nào cảnh sát giao thông còn bị gắn với những hình ảnh nhân viên công vụ thực hiện những hành vi không minh bạch, thì chừng ấy số đông người dân vẫn coi quăng lưới bắt xe là phản cảm”, tức là việc phản

26

đối quăng lưới bắt xe của người dân không phải do bản thân hành động ấy, mà do “tâm lí số đông” của người dân. Từ đó, tác giả khái quát lên hơn nữa là “bất kì phương thức nào” của công an cũng sẽ bị phản đối y như phương thức quăng lưới bắt xe.

Cách lập luận trên cho ta thấy tác giả sử dụng luận cứ “buộc lao dốc”, trong đó hình ảnh công an luôn bị coi là không minh bạch sẽ là “dốc trơn” dẫn đến một hệ quả khác là bất kì phương thức nào họ sử dụng cũng sẽ bị phản đối từ phía người dân. Thế nhưng, liệu hai việc này có phải là dẫn đến nhau hay không? Chúng ta thấy rằng, hai việc này không liên quan trực tiếp đến nhau, bởi tính không minh bạc trong hành động của công an nói chung, đặc biệt là các hành vi tham nhũng (“núp lùm”, “làm luật”,…) và tính không hiệu quả, tính thiếu an toàn trong phương thức quăng lưới bắt xe là hai tính chất hoàn toàn không có mối liên hệ trực tiếp. Có thể tác giả đúng khi viện dẫn đến một cơ chế của tâm lí là „tâm lí số đông” hay vấn đề dư luận xã hội “sự không đồng thuận của số đông” nhằm cố gắng kết nối hai hệ quả trên lại với nhau, nhưng tác giả không đưa ra bất kì một giải thích phụ trợ nào nhằm làm rõ hơn hai thuật ngữ phức tạp trên, hay đúng hơn là rất nhiều giả định bắc cầu cần điền thêm vào ở đây đã không được làm rõ. Việc này gây cản trở cho đối thoại thảo luận phê phán, vì thế mục đích của đối thoại không đạt được.

Thêm nữa, khi kết luận, tác giả lại sử dụng một kết luận rất mạnh, với việc sử dụng cấu trúc “khi nào… chừng ấy” hay khẳng định bằng “bất kì phương thức nào”, sử dụng cách so sánh hơn nhất “xử lý người vi phạm cho hiệu quả nhất” . Như Walton đã chỉ ra ở trên, việc đưa ra một kết luận mạnh là không phù hợp với loại luận cứ “buộc lao dốc”, trong đó một sự kiện đơn lẻ là phương thức “quăng lưới bắt xe” của công an Thanh Hóa khó lòng là giả

định cho một kết luận mạnh như “bất kì phương thức nào” trên phạm vi toàn Việt Nam.

Từ đó, chúng tôi kết luận rằng (L8) là một luận cứ ngụy biện buộc lao dốc, trong đó tác giả đã không đưa ra các giả định bắc cầu nhằm kết nối từ hệ quả này sang hệ quả kia, dù hai hệ quả đó lại không có nhiều mối liên hệ với nhau; và sử dụng một kết luận rất mạnh từ một luận cứ “buộc lao dốc”.

Quay lại với tính mạch lạc của (L8). (L8) gồm ba đoạn, trong đó đoạn một đưa ra tiền đề không tốt của công an hiện nay, đoạn hai tiếp tục phát triển đoạn một (dấu hiệu cho thấy điều đó là chỗ nối “nhưng như đã nói ở trên”) và đoạn ba khái quát vấn đề đã được đặt ra ở đoạn hai (thông qua cụm từ “lớn hơn nữa”). Ngoài ra tác giả lặp lại bốn lần từ “số đông”, nhằm chỉ ra vấn đề được bàn tới ở đây liên quan đến “số đông”. Như vậy tác giả đã vừa duy trì chủ đề, vừa phát triển chủ đề, vì thế (L8) có vẻ là một luận cứ mạch lạc. Để đảm bảo tính mạch lạc, người đọc cần điền thêm giả định bắc cầu (G8) “Hình ảnh xấu của công an (do hành động thiếu minh bạch) sẽ dẫn tới các hành động khác của họ (như quăng lưới bắt xe) sẽ lập tức bị phản đối. Nguyên nhân là do tâm lí số đông.” (Giả định G8 đã rất phức tạp, đó là chưa kể tác giả còn chưa làm rõ tâm lí số đông là gì; càng chứng tỏ việc thiếu rất nhiều giả định bắc cầu giữa hai hệ quả trên) và giả định (G8‟) “Từ tâm lí số đông đó, bất kì phương thức hiệu quả nào cũng sẽ bị phản đối”.

Nhưng như đã chỉ ra ở trên, hệ quả đầu tiên (tính thiếu minh bạch của công an) và hệ quả thứ hai (tính không hiệu quả của phương thức quăng lưới bắt xe) không có mối liên hệ rõ nét với nhau, hay chính xác hơn tác giả chưa làm rõ mối quan hệ giữa chúng, nên phép phát triển chủ đề ở đây không thể thực hiện được. Vì thế, người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G8) vào (L8)

như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán. Tương tự như thế, không thể từ hệ quả của một sự việc đơn lẻ “quăng lưới bắt xe” tại Thanh Hóa mà khái quát lên một hệ quả lớn hơn rất nhiều là “bất kì phương thức nào”, tức là người đọc sẽ khó mà quyết định thêm (G8‟) vào (L8) như một phần của một luận cứ mang tính logic hay một phần của hội thoại thảo luận phê phán.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí (Trang 83)