Kiểm soát tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 101)

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG THANH HOÁ

3.2.2.4.Kiểm soát tài chính

Cần quy trình hoá công tác lập kế hoạch tài chính và nâng cao năng lực lập kế hoạch của các đơn vị thành viên và các bộ phận chuyên môn, đặc biệt là phòng kế toán tài chính. Kế hoạch tài chính đầu tiên phải được từng đơn vị thành viên lập trên cơ sở đánh giá tình hình thực tế tại đơn vị và định hướng chỉ đạo của Tổng Giám đốc, có sự phối hợp và tham gia sát sao của phòng kế toán tài chính Tổng Công ty. Kế hoạch sau khi được soạn thảo cần được đưa ra thảo luận rộng rãi trong lãnh đạo và các bộ phận liên quan, xem xét tất cả các yếu tố đặc biệt là khuyến khích các ý kiến phản biện để có được một kế hoạch tài chính khách quan nhất. Với

điều kiện của Tổng Công ty hiện nay thì kế hoạch tài chính cần hết sức quan tâm đến nội dung huy động vốn. Cùng với đó là vấn đề thực thi kế hoạch phải hết sức quyết liệt và nghiêm túc để đảm bảo kế hoạch tài chính tạo cơ sở tốt nhất để kế hoạch kinh doanh được thực hiện một cách hiệu quả.

Cùng với sự phát triển về quy mô và trình độ của Tổng Công ty, cần nâng cao năng lực của Ban kiểm soát để có thể thực hiện được đúng chức năng, vai trò và nhiệm vụ kiểm soát toàn diện hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty với tư cách độc lập. Ban kiểm soát cần xây dựng quy chế hoạt động và các chương trình, kế hoạch hoạt động độc lập, chuyên nghiệp.

Tổng Công ty cần sử dụng đầy đủ hệ thống các chỉ tiêu phân tích tài chính trong Công ty cổ phần để đánh giá toàn diện tình hình tài chính, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty cũng như của từng đơn vị thành viên, là cơ sở cho việc giám sát và đưa ra các giải pháp quản lý hiệu quả. Các nhóm chỉ tiêu gồm:

- Nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động về quy mô tài sản và nguồn vốn. - Nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động về cơ cấu tài sản .

- Nhóm các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động về cơ cấu nguồn vốn. - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình thanh toán.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán. - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh thực trạng tài chính.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động.

- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. - Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình rủi ro tài chính.

Cùng với việc chuyển đổi dần mô hình tổ chức, các đơn vị thành viên trở thành những đơn vị độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, Tổng Công ty chỉ thực hiện chức năng giám sát, quản lý vốn tại các công ty con, công ty tham gia góp vốn, không còn giám sát đến những công việc cụ thể, sự vụ. Giải quyết được vấn đề này sẽ tăng được trách nhiệm cũng như tính chủ động của các đơn vị thành viên và bộ

phận chuyên môn. Lãnh đạo Tổng Công ty cần tập trung vào việc xây dựng các chiến lược phát triển; xây dựng các cơ chế, chính sách quản lý; giám sát hiệu quả vốn đầu tư; tập trung quản lý điều hành lĩnh vực kinh doanh chính. Qua đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý sẽ cao hơn, là một điều kiện để Tổng Công ty có thể phát triển lên tầm quy mô cao hơn.

3.3. Kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 101)