Xác định giá trị tài sản và phương pháp khấu hao tài sản cố định

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 69)

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính:

2.2.2.4. Xác định giá trị tài sản và phương pháp khấu hao tài sản cố định

Tài sản của Tổng Công ty được đánh giá lại trong những thời điểm nhất định để đảm bảo phản ánh sát giá trị tài sản thực tế của Tổng Công ty.

bảo sát với giá trị thị trường của tài sản tại thời điểm đánh giá.

Tổng Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau:

- Vào cuối mỗi năm tài chính: HĐQT thành lập hội đồng định giá lại tài sản. Đối với TSCĐ định giá lại nhằm xác định mức độ bảo toàn vốn. Đối với TSLĐ định giá lại làm cơ sở điều chỉnh sổ sách kế toán.

- Vào cuối mỗi kỳ kế toán Quý: Phòng kế toán tài chính Tổng Công ty cùng với Giám đốc đơn vị thành viên trực tiếp chỉ đạo Phòng kế toán các đơn vị tiến hành kiểm kê xác định giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho, công nợ thực tế làm căn cứ điều chỉnh sổ sách, trích lập các khoản dự phòng, xác định kết quả SXKD.

- Khi dùng tài sản để góp vốn liên doanh, cho thuê, thế chấp, thanh lý, nhượng bán: tuỳ theo giá trị tài sản hoặc do yêu cầu của bên cùng góp vốn, bên nhận thế chấp việc xác định giá trị tài sản có thể do Hội đồng định giá Tổng Công ty, Hội đồng định giá do các đơn vị liên quan cùng thành lập hay tổ chức định giá độc lập do các bên thống nhất thuê để tiến hành định giá tài sản.

Việc đánh giá lại làm tăng, giảm giá trị tài sản do Hội đồng quản trị quyết định điều chỉnh sổ sách kế toán và báo cáo Đại hội đồng cổ đông trong phiên họp gần nhất. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị tài sản do đánh giá lại được ghi tăng hoặc giảm vốn.

Thực tế công tác đánh giá lại giá trị tài sản tại Tổng Công ty mới thực hiện được đối với tài sản lưu động, với tài sản cố định vẫn chưa được đánh giá lại một cách thường xuyên và chính xác mà chỉ căn cứ vào giá trị trên sổ sách.

Tổng Công ty thực hiện chế độ trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Hằng năm, Tổng Giám đốc lập kế hoạch trích khấu hao trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Đối với các đơn vị thành viên có phương án nhận khoán với Tổng Công ty, thực hiện trích và nộp khấu hao về Tổng Công ty theo phương án đã được phê duyệt đồng thời khuyến khích các đơn vị thực hiện khấu hao nhanh trên cơ sở kết quả SXKD tại đơn vị, Tổng Công ty và quy định của Nhà nước. Tổng Công ty có chế độ, chính sách khuyến khích và đãi ngộ đối với những đơn vị thực

hiện khấu hao nhanh so với phương án nhận khoán. Chế độ, chính sách khuyến khích cụ thể do HĐQT Tổng Công ty quyết định trên cơ sở ý kiến đề xuất của Tổng Giám đốc, căn cứ vào thời gian thu hồi vốn được rút ngắn so với phương án và giá trị tài sản thực tế của đơn vị tại thời điểm thu hồi hết vốn.

Với nguồn vốn hình thành từ nguồn trích khấu hao tài sản cố định tại các đơn vị thành viên được tập trung về Tổng Công ty để trả các khoản vay nợ đầu tư tài sản cố định và tái đầu tư phục hồi và mở rộng năng lực sản xuất của tài sản cố định theo phương án đã được Đại hội đồng cổ đông và HĐQT phê duyệt theo thẩm quyền. 2.2.2.5. Quản lý công nợ phải thu

Công ty có quy chế cụ thể về việc quản lý nợ, quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, theo dõi, đối chiếu, thu hồi nợ, phân tích khả năng trả nợ và phân cấp trong việc xử lý các khoản nợ khó đòi. Đối với khoản nợ khó đòi, Tổng Giám đốc phải lập hội đồng xử lý để xác định rõ số tiền không có khả năng thu hồi, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và kiến nghị biện pháp xử lý trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Hội đồng quản trị quyết định phương án xử lý các khoản nợ khó đòi. Chênh lệch giữa khoản nợ không thu hồi được và các khoản bồi hoàn trách nhiệm của tập thể, cá nhân (nếu có) được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ khó đòi, nếu thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vào kết quả sản xuất kinh doanh. Việc xử lý các khoản nợ khó đòi trong năm của HĐQT sẽ được báo cáo trong Đại hội cổ đông gần nhất.

Thẩm quyền xử lý các khoản công nợ khó đòi thuộc về HĐQT Tổng Công ty, Tổng Công ty chưa phân cấp việc xử lý này cho Tổng Giám đốc và các đơn vị thành viên.

Chênh lệch giữa khoản nợ không thu hồi được và các khoản bồi hoàn trách nhiệm của tập thể, cá nhân (nếu có) phải lập bằng văn bản báo cáo chính thức và được thông qua tại Đại hội cổ đông gần nhất. Tất cả các trường hợp gây ra tổn thất trong quá trình thực hiện kinh doanh do lỗi của cá nhân hay tập thể đơn vị trực

thuộc Tổng Công ty đều phải lập bằng văn bản báo cáo chính thức và được thông qua tại Đại hội cổ đông gần nhất để xử lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w