Điều hoà vốn trong CTCP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 30)

Vốn là một nguồn lực quan trọng của Công ty, với hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn luôn đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Mặt khác, với một quy mô vốn nhất định thì bài toán đặt ra với doanh nghiệp là phải sử dụng vốn thế nào cho hiệu quả nhất, tức giúp cho doanh nghiệp gia tăng doanh thu và lợi nhuận lớn nhất. Đối với CTCP có nhiều bộ phận kinh doanh khác nhau thì có thực tế là tại một thời điểm nhất định bộ phận này thì thừa vốn hoặc

hiệu quả sử dụng vốn không cao, bộ phận kia lại đang thiếu vốn hay đang có hiệu quả sử dụng vốn cao. Vì vậy, việc điều hoà vốn trong CTCP nội dung quan trọng trong việc quản lý vốn để vốn của CTCP được sử dụng hiệu quả nhất.

Mục tiêu của công tác điều hoà vốn là trong điều kiện nguồn vốn hữu hạn có thể điều chuyển nguồn vốn hợp lý trong nội bộ doanh nghiệp để đáp ứng tốt nhất nhu cầu vốn của các bộ phận, tránh sử dụng lãng phí vốn, giúp cho hiệu quả sử dụng của vốn xét trên bình diện tổng thể toàn doanh nghiệp là lớn nhất, đồng thời đảm bảo cơ chế liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận thành viên trong doanh nghiệp trong việc điều chuyển vốn.

Cơ chế điều hoà vốn trong CTCP phải được thực hiện trên nguyên tắc:

- Vốn chỉ được điều chuyển từ nơi có hiệu quả thấp hơn sang nơi có hiệu quả sử dụng cao hơn hoặc vốn được điều chuyển vì mục tiêu cấp bách của toàn doanh nghiệp.

- Việc điều chuyển vốn luôn phải được xem xét trên cơ sở lợi ích kinh tế của tất cả các bộ phận trong Công ty, đảm bảo mang lại lợi ích tổng thể cao nhất cho toàn doanh nghiệp. Nếu việc điều chuyển vốn chỉ đơn thuần mang mục đích kinh tế thì bên cho vay phải nhận được lợi ích, đồng thời bên đi vay phải đảm bảo có chi phí thấp hơn chi phí huy động của các nguồn vốn khác.

- Việc điều hoà vốn trong nội bộ doanh nghiệp cần ngày càng hướng đến là hoạt động kinh tế, đảm bảo quyền lợi hợp lý, thống nhất, tự nguyện giữa các bên chuyển vốn và nhận vốn càng tốt, giảm tối đa việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính, đặc biệt là những mệnh lệnh mang tính chủ quan.

- Khi CTCP phát triển đến quy mô và trình độ nhất định, việc điều hoà vốn trong CTCP cần được thực hiện thông qua một đơn vị thành viên chuyên trách dưới hình thức Công ty tài chính, thực hiện chức năng thu hút vốn, đầu tư vốn cho các đơn vị thành viên khác trên cơ sở các quan hệ kinh tế, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn cao nhất cho toàn Công ty.

Cơ chế quản lý vốn đối với Công ty cổ phần được thiết lập trong mối tương quan chặt chẽ, không thể tách rời với cơ chế quản lý tài sản đối với Công ty cổ phần.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w