Xác định và phân phối lợi nhuận của Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 42)

Lợi nhuận thực hiện trong năm là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận các hoạt động khác.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là khoản chênh lệch giữa doanh thu hoạt động kinh doanh trừ đi giá thành toàn bộ của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ đã tiêu thụ và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).

Lợi nhuận các hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu nhập từ các hoạt động khác trừ đi chi phí của hoạt động khác và thuế theo quy định của pháp luật (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp).

Các CTCP độc lập được tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, lấy thu bù chi để đảm bảo có lãi, tự chịu trách nhiệm về các khoản lỗ, lãi trong kinh doanh.

Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của CTCP là lợi nhuận, CTCP có tồn tại và phát triển được hay không phụ thuộc rất lớn vào việc doanh nghiệp có

tạo ra được lợi nhuận hay không. Lợi nhuận là một chỉ tiêu phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, là nguồn để CTCP chia cổ tức cho cổ đông và tái đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy, chính sách phân phối lợi nhuận của CTCP có vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư, tích lũy vốn cho tái đầu tư mở rộng năng lực SXKD, kích thích SXKD, giúp tăng trưởng lợi nhuận lâu dài cho CTCP, ... Việc phân phối lợi nhuận một cách khoa học và hợp lý sẽ tăng cường sức mạnh của CTCP, làm gia tăng tối đa giá trị tài sản cho chủ sở hữu.

Phân phối lợi nhuận: Về nguyên tắc, lợi nhuận sau thuế của CTCP được sử dụng: một phần để chi trả cổ tức cho cổ đông; một phần lợi nhuận không chia cho cổ đông được bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư phát triển mở rộng SXKD, và trích lập các quỹ dự phòng theo quy định của Nhà nước để đảm bảo sự hoạt động ổn định của Công ty; một phần lợi nhuận không chia còn lại được dùng để trích lập quỹ khen thưởng - phúc lợi để thưởng cho tập thể cá nhân có thành tích và thực hiện công tác từ thiện, xã hội. Chính sách phân phối lợi nhuận của CTCP là việc xác định tỷ lệ phân chia giữa các phần lợi nhuận sau thuế dùng để: chia cổ tức, bổ xung nguồn vốn chủ sở hữu, trích lập quỹ khen thưởng - phúc lợi. Chính sách phân phối lợi nhuận của CTCP phụ thuộc vào quyết định của Đại hội đồng cổ đông ở trong mỗi doanh nghiệp, trong từng thời kỳ nhất định.

Khi xây dựng chính sách phân phối lợi nhuận cho CTCP cần chú ý, nếu tỷ lệ lợi nhuận để lại bổ sung vào vốn chủ sở hữu cao, CTCP gia tăng về vốn chủ sở hữu, tiềm lực tài chính của Công ty nâng lên, giá trị ghi sổ tính trên một đơn vị cổ phần sẽ tăng lên, CTCP có điều kiện đầu tư, phát triển SXKD, hiệu quả SXKD những năm sau sẽ tăng lên, nhưng ngược lại cổ đông được nhận một phần cổ tức nhỏ hơn, tỷ lệ cổ tức thấp có thể làm cho giá cổ phiếu giảm và CTCP khó huy động thêm vốn từ bên ngoài. Có thể nói xây dựng chính sách phân phối lợi nhuận cho CTCP là giải quyết hài hòa giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của cổ đông trong CTCP.

Để có chính sách phân phối lợi nhuận cho CTCP phù hợp, cần căn cứ vào các vấn đề: Chiến lược SXKD của CTCP trong kỳ, Tổng lợi nhuận của CTCP trong năm, Tỷ lệ lãi suất của ngân hàng thương mại, Tỷ lệ cổ tức của các năm trước, Hiệu

quả của việc tái đầu tư, Đánh giá tác động của tỷ lệ cổ tức với giá cổ phiếu của Công ty, ... Từ việc xem xét kỹ lưỡng các vấn đề trên để đưa ra tỷ lệ chi trả cổ tức phù hợp, vừa đảm bảo thực hiện được mục tiêu huy động vốn từ nội bộ và bên ngoài đáp ứng nhu cầu SXKD, vừa đảm bảo sự ổn định của thị giá cổ phiếu và sự phát triển bền vững của CTCP trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w