Phân cấp quản lý tài sản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 67)

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính:

2.2.2.1. Phân cấp quản lý tài sản

Tổng Công ty có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của Tổng Công ty, được sử dụng đất đai và các tài nguyên khác được Nhà nước giao để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của Tổng Công ty.

Tổng Công ty có quyền phân chia và điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc và đơn vị Tổng Công ty nắm cổ phần chi phối, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Tổng Công ty. Một đặc điểm của Tổng Công ty là kinh doanh đa ngành: Phân bón, Vật liệu xây dựng, Chế biến thuỷ sản,... và các ngành này có tính thời vụ đan xen nhau. Chính vì vậy cơ chế điều chỉnh nguồn lực (chủ yếu là nguồn vốn bằng tiền) giữa các đơn vị thành viên từng giai đoạn trong năm có vai trò rất lớn đến việc tối đa hoá hiệu quả của đồng vốn sử dụng.

Cơ chế quản lý vốn và tài sản của Tổng Công ty thống nhất biện chứng với nhau. Với từng đơn vị thành viên, Tổng Công ty đều thực hiện việc bàn giao vốn và tài sản cho đơn vị quản lý. Tất cả các đơn vị thành viên dù đang hạch toán phụ thuộc đều có bộ máy và hệ thống sổ sách báo cáo kế toán tài chính đầy đủ, xác định đến kết quả kinh doanh cuối cùng. Chỉ có điểm khác so với đơn vị độc lập có tư cách pháp nhân đầy đủ là các đơn vị hạch toán phụ thuộc này có nguồn vốn là vốn vay Tổng Công ty và thực hiện việc tăng giảm vốn bằng việc vay - trả như bình thường. Toàn bộ nguồn vốn vay này được Tổng Công ty tính lãi suất bằng lãi suất cho vay của Ngân hàng thương mại tại từng thời điểm vay và đơn vị hạch toán vào chi phí để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh. Thẩm quyền bàn giao vốn - tài sản và điều chuyển vốn - tài sản giữa các đơn vị thành viên là HĐQT Tổng Công ty. Khi điều chuyển tăng, giảm tài sản tại đơn vị thì nguồn vốn vay Tổng Công ty cũng

được điều chỉnh tăng, giảm tương ứng.

Tài sản sau khi bàn giao cho các đơn vị thành viên, các đơn vị thành viên mà trực tiếp là Giám đốc được quyền quản lý, sử dụng phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh của đơn vị. Đối với các tài sản lưu động: nguyên liệu, vật tư, thành phẩm, ... Tổng Giám đốc phê duyệt giá bán cho từng thời kỳ và giao cho Giám đốc các đơn vị tổ chức việc tiêu thụ. Đối với các tài sản cố định việc mua, thanh lý, nhượng bán thuộc thẩm quyền quyết định của HĐQT Tổng Công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w