T Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm
2.2.3.3. Xác định và phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận của Tổng Công ty là tổng hợp lợi nhuận của các đơn vị thành viên. Trong đó với các đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc, lợi nhuận (lỗ) trong năm của đơn vị được tập trung về Tổng Công ty để xác định tổng lợi nhuận trước thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp Nhà nước và lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Số lợi nhuận sau thuế này gộp cùng với lợi nhuận do các đơn vị mà Tổng Công ty góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết phân phối cho Tổng Công ty trong năm hình thành tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp của Tổng Công ty. Trong những năm qua, lợi nhuận của Tổng Công ty không ổn định, điều này có thể thấy rõ qua biểu đồ 2.4.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán TCT cổ phần Hàm Rồng Thanh Hóa
Biểu đồ 2.4: Mối tương quan giữa Doanh thu - Chi phí - Lợi nhuận trước thuế của TCT cổ phần Hàm Rồng Thanh Hóa từ 2006÷2010
Tổng Công ty có toàn quyền quyết định sử dụng phần lợi nhuận còn lại để trích lập các quỹ, chia cổ tức cho các cổ đông sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước.
Hằng năm, cùng với Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm, Hội đồng quản trị Tổng Công ty lập Phương án phân phối lợi nhuận trình Đại hội cổ đông thường niên quyết định.
Phương án phân phối lợi nhuận gồm việc dự kiến trích lập các quỹ: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, Quỹ dự phòng tài chính và đầu tư phát triển, Quỹ khen thưởng phúc lợi và dự kiến tỷ lệ cổ tức, tổng tiền cổ tức chia cho cổ đông cũng như phần lợi nhuận còn lại không chia. Đồng thời nêu rõ phương án chia cổ tức bằng tiền mặt hoặc bằng cổ phiếu của Tổng Công ty.
Căn cứ nội dung Nghị quyết Đại hội cổ đông quyết định phương án phân phối lợi nhuận, Tổng Giám đốc có trách nhiệm trích lập các quỹ và chia cổ tức cho cổ đông theo tỷ lệ góp vốn của cổ đông tại thời điểm chốt sổ tính cổ tức.
Để đảm bảo sức hấp dẫn của cổ phiếu đối với cổ đông, tuỳ theo mức lợi nhuận thu được trong năm và lợi nhuận tích luỹ, cổ tức của Tổng Công ty thường được chi trả cao hơn lãi suất cho vay trung bình trong năm của Ngân hàng thương mại với tỷ lệ cổ tức dao động trong khoảng 15% ÷ 20%/năm trong giai đoạn 2006 ÷ 2010. Phần lợi nhuận còn lại được cân đối để trích bổ xung vào các quỹ hoặc ở dạng lợi nhuận không chia.
Thực tế, do hiệu quả sản xuất kinh doanh những năm qua chưa thật sự cao nên chủ yếu nguồn lợi nhuận dành để chi cổ tức cho cổ đông, nguồn trích lập các quỹ không đáng kể.
Do vốn điều lệ còn thấp, khả năng huy động vốn từ cổ đông trong và ngoài Tổng Công ty hạn chế nên từ năm 2005 Tổng Công ty đã tích cực thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu để nâng vốn điều lệ, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Để khuyến khích cổ đông nhận cổ tức bằng cổ phiếu Tổng Công ty đã đưa ra cơ chế nếu nhận cổ tức bằng cổ phiếu sẽ được tính bằng 1,2 lần so với nhận cổ tức bằng tiền mặt, khoản chênh lệch tăng do chi trả bằng cổ phiếu sẽ được lấy từ nguồn lợi nhuận tích luỹ. Đồng thời Tổng Công ty cũng kêu gọi cán bộ lãnh đạo, những cổ đông có cổ tức lớn nhận cổ tức bằng cổ phiếu, nhờ đó Tổng Công ty đã thực hiện thành công việc nâng vốn điều lệ lên trên 10 tỷ đồng vào đầu năm 2011. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng trưởng được thể hiện qua biểu đồ 2.5.
Nguồn: Bảng cân đối kế toán TCT cổ phần Hàm Rồng Thanh Hóa
Biểu đồ 2.5: Nguồn vốn chủ sở hữu TCT cổ phần Hàm Rồng Thanh Hóa từ 2006÷2010
Trong trường hợp tập hợp kết quả SXKD chung của tất cả các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong Tổng Công ty, xác định kết quả SXKD của Tổng Công ty lỗ. Điều lệ Tổng Công ty quy định Đại hội cổ đông có thể quyết định theo các hướng: chuyển lỗ sang năm sau hoặc trích từ các quỹ, lợi nhuận tích luỹ để bù đắp, đồng thời Đại hội cổ đông cũng xác định nguyên nhân gây ra lỗ và các giải pháp để khắc phục. Riêng các khoản lợi nhuận thu được từ các Công ty mà Tổng Công ty góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết Tổng Công ty được phép dùng để trích lập các quỹ hoặc chia cổ tức nếu Tổng Công ty vẫn đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ tài chính của mình.