T Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm
2.3.1.2. Thành công trong quản lý tài sản
Việc phân cấp quản lý tài sản trong CCQLTC hiện hành của Tổng Công ty khá rõ ràng, đồng thời từng đơn vị thành viên đều hạch toán đến kết quả sản xuất kinh doanh cuối cùng đã nâng cao trách nhiệm của từng cấp quản lý trong Tổng Công ty đối với việc quản lý, sử dụng tài sản một cách hiệu quả, giảm đến mức thấp nhất việc thất thoát, sử dụng lãng phí tài sản. Các tài sản không còn sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả đều được Tổng Công ty nhanh chóng thanh lý một cách công khai, minh bạch để thu hồi vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.
Đồng thời việc tập trung nguồn vốn khấu hao cơ bản tài sản cố định của các đơn vị thành viên về Tổng Công ty giúp cho nhu cầu đầu tư tập trung của Tổng Công ty
được dễ dàng hơn. Nhờ kết hợp các nguồn lực một cách hợp lý, trong đó có nguồn vốn quan trọng từ khấu hao cơ bản, hằng năm Tổng Công ty đã hoàn trả được các khoản vay đầu tư tài sản cố định trước thời hạn và liên tục tái đầu tư mở rộng, liên doanh liên kết các dự án có quy mô khá lớn so với vốn sở hữu của Tổng Công ty.
Với cơ chế quản lý tài sản một cách tập trung, nguồn lực tài sản của Tổng Công ty đã được huy động tối đa vào quá trình sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất. Chính vì vậy quy mô tài sản và doanh thu của Tổng Công ty liên tục tăng trưởng qua các năm và thực hiện được những dự án quy mô khá lớn, công nghệ hiện đại làm tiền đề cho sự phát triển của Tổng Công ty trong giai đoạn tiếp theo. 2.3.1.3. Thành công trong quản lý lợi nhuận
Mặc dù cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty tương đối phức tạp, vừa có các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, vừa có các đơn vị thành viên chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ lại hoạt động ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác xa nhau. Nhưng, với CCQLTC phân chia rõ vốn và tài sản từng đơn vị, đồng thời từng đơn vị đều hạch toán riêng doanh thu, chi phí và lên báo cáo kết quả SXKD cuối cùng vào từng Quý, Năm nên hiệu quả SXKD của từng đơn vị đều rõ ràng, đã nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo các đơn vị thành viên trong việc quản lý doanh thu, chi phí để đơn vị đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Một trong những yếu tố tác động quyết định đến doanh thu và hiệu quả SXKD là giá bán sản phẩm cũng được thể chế hoá khá rõ ràng trong CCQLTC: giá bán sản phẩm được quyết định dựa trên giá thành sản xuất, giá của các sản phẩm tương tự trên thị trường. Việc quyết định giá bán sản phẩm sẽ được xem xét trên cơ sở đề xuất của Giám đốc đơn vị thành viên, Phòng kế toán tài chính Tổng Công ty và quyết định cuối cùng là Tổng Giám đốc. Do có quy trình xác định giá bán tương đối rõ ràng nên giá bán và doanh thu của Tổng Công ty khá minh bạch, chặt chẽ.
Tổng Công ty đã xây dựng khá đầy đủ các định mức chi phí cũng như các khoản chi phí khoán. Chính vì vậy các khoản chi đã có định mức hay mức khoán khi thực hiện đều nằm trong giới hạn, trong tầm kiểm soát của Tổng Công ty.
Chi phí của Tổng Công ty được quản lý một cách tập trung, trong đó hầu hết các khoản chi liên quan đến tiền đều do Tổng Giám đốc duyệt chi cuối cùng. Chính
vì vậy việc kiểm soát chi phí của Tổng Công ty chặt chẽ, hạn chế tối đa việc thất thoát, lãng phí.
Tổng Công ty thực hiện cơ chế quản lý tập trung, kết quả SXKD được kiểm soát chặt chẽ, toàn bộ lợi nhuận khi hết năm tài chính được tập trung về Tổng Công ty để phân phối theo phương án đã được Đại hội cổ đông thường niên phê duyệt. Nhờ cơ chế quản lý lợi nhuận tập trung, hiệu quả SXKD của các đơn vị thành viên được san xẻ cho nhau nên những năm qua Tổng Công ty đều SXKD có lãi, đảm bảo việc chia cổ tức cho cổ đông luôn ở mức cao hơn lãi suất cho vay trung bình trong năm của Ngân hàng thương mại, đảm bảo cho Tổng Công ty bảo toàn, phát triển vốn và thuận lợi trong việc phát hành thêm cổ phần tăng vốn điều lệ.
Với cơ chế kết hợp linh hoạt giữa chia cổ tức bằng cổ phiếu và chia cổ tức bằng tiền, không mang tính áp đặt mà kích thích bằng kinh tế, khuyến khích các cổ đông, đặc biệt là những cổ đông có giá trị cổ phần, cổ tức lớn nhận cổ tức bằng cổ phiếu. Nhờ đó Tổng Công ty đã nhanh chóng nâng được vốn điều lệ lên, đáp ứng nhu cầu vốn cho mở rộng SXKD và tăng cường an toàn tài chính.