- Hệ thống pháp luật về kinh tế của Nhà nước: là hành lang pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, trong đó có CTCP. Doanh nghiệp nói chung và CTCP nói riêng luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, lấy pháp luật làm cơ sở cho các hoạt động quản lý kinh doanh của mình. CCQLTC của CTCP được thể hiện bằng những quy chế, quy định của Công ty đối với các hoạt
động tài chính của Công ty. Những quy chế, quy định này phải tuân theo những văn bản pháp quy của Nhà nước có liên quan, không trái pháp luật và là bước cụ thể hoá các cơ chế của Nhà nước đối với hoạt động tài chính của CTCP. Vì vậy, pháp luật về kinh tế đầy đủ, phù hợp với thực tế cuộc sống, tạo môi trường pháp lý bình đẳng, lành mạnh thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc xây dựng và thực thi CCQLTC, ngược lại CCQLTC trong CTCP sẽ khó phát huy hiệu quả. Mỗi sự thay đổi của pháp luật có liên quan đến hoạt động tài chính của CTCP đều đòi hỏi phải điều chỉnh nội dung CCQLTC tương ứng. Hệ thống các văn bản pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến CCQLTC của CTCP có thể kể ra gồm: Luật doanh nghiệp, các Luật thuế, Luật đất đai, Luật chứng khoán, Luật tín dụng, Luật thương mại, Bộ Luật dân sự, Luật bảo hiểm, ... và các văn bản pháp luật có liên quan của các luật trên.
- Các chính sách kinh tế của Nhà nước: là một nhân tố rất quan trọng, tác động trực tiếp đến CCQLTC của CTCP. Ngoài việc tạo ra hành lang pháp lý thông qua các đạo luật, Nhà nước điều hành nền kinh tế thông qua điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, trong đó có CTCP bằng các chính sách kinh tế. Các chính sách kinh tế này có những nội dung bắt buộc CTCP phải tuân thủ, có những nội dung định hướng có chủ đích hoạt động của CTCP thông qua tác động vào lợi ích kinh tế. Dù ở bất cứ hình thức nào, thì CTCP phải luôn luôn quan tâm đến các chính sách kinh tế của Nhà nước để điều chỉnh CCQLTC cho phù hợp, mang lại lợi ích lớn nhất cho doanh nghiệp. Do đó, mỗi thay đổi dù lớn hay nhỏ trong chính sách kinh tế của Nhà nước cũng ảnh hưởng tới CCQLTC của CTCP. Các chính sách kinh tế của Nhà nước có thể kể ra gồm: Chính sách tài khoá, Chính sách tiền tệ, Chính sách tín dụng, Chính sách xuất nhập khẩu, các Chính sách ưu đãi, ...
- Sự phát triển của khoa học công nghệ: hiện nay, tốc độ phát triển của khoa học công nghệ ngày càng nhanh, một chu kỳ công nghệ ngày càng ngắn lại, nền kinh tế chuyển sang toàn cầu hoá. Các tiến bộ khoa học công nghệ đều được nhanh chóng áp dụng trên phạm vi toàn cầu. Tác động của khoa học công nghệ sẽ làm thay đổi cả phương thức sản xuất, cách thức tổ chức quản lý của cả một ngành. Với công
nghệ sản xuất mới, các chỉ số kinh tế, các yếu tố định mức kinh tế kỹ thuật, cách thức tổ chức sản xuất, ... trong ngành sẽ thay đổi đòi hỏi CCQLTC của những CTCP trong ngành đó phải thay đổi theo. Mặt khác, các tiến bộ về công nghệ, thông tin trong khoa học quản lý doanh nghiệp đã đưa quản trị doanh nghiệp lên một tầm cao mới, với những đòi hỏi cao hơn mà doanh nghiệp nào có thể nhanh chóng vận dụng sẽ tạo ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, những tiến bộ khoa học công nghệ, kể cả trong sản xuất và quản lý sẽ có ảnh hưởng lớn đến CCQLTC của CTCP. - Sự biến động của thị trường: CTCP là sản phẩm của nền kinh tế thị trường và luôn hoạt động trong một thị trường nhất định, xa rời thị trường CTCP sẽ không thể tồn tại. CTCP thường xuyên tương tác với thị trường mà mình đang hoạt động, sự tương tác này mà nhịp nhàng thì CTCP sẽ phát triển vững chắc. Trong mối quan hệ đó, thị trường là nhân tố quyết định mà CTCP phải luôn điều chỉnh cho phù hợp. Liên quan đến hoạt động của CTCP có nhiều thị trường: thị trường sản phẩm, thị trường tài chính, thị trường lao động, thị trường bất động sản, ... CCQLTC của CTCP phải được xây dựng phù hợp với sự phát triển của các thị trường mà CTCP tham gia, mỗi sự biến động, thay đổi của các thị trường này đều cần được xem xét, đánh giá để điều chỉnh CCQLTC cho phù hợp. Nhằm để CCQLTC của CTCP phát huy tối đa những cơ hội mà các thị trường này đem lại, giảm thiểu những tác động tiêu cực từ những biến động của thị trường.
Những nội dung lý luận về CTCP, CCQLTC của CTCP, nhân tố tác động đến CCQLTC của CTCP trong Chương 1 sẽ được vận dụng để nghiên cứu Chương 2 - Thực trạng cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá
CHƯƠNG 2