Doanh thu là chỉ tiêu tài chính phản ánh tổng giá trị bằng tiền của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu của doanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó là nguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất mở rộng và tái sản xuất giản đơn, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. Căn cứ vào nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh, Doanh thu từ hoạt động tài chính, Doanh thu từ hoạt động bất thường.
hoá, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi đã trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại. Các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đem biếu, tặng, cho hoặc tiêu dùng ngay trong nội bộ doanh nghiệp cũng phải được hạch toán để xác định doanh thu. Thời điểm để xác định doanh thu là khi người mua đã chấp nhận thanh toán, không phụ thuộc tiền đã thu được hay chưa.
Doanh thu từ hoạt động tài chính là các khoản doanh thu từ lãi tiền cho vay, tiền cho thuê tài sản, thu từ mua bán chứng khoán, ...
Doanh thu từ hoạt động bất thường là các khoản doanh thu từ các hoạt động sảy ra không thường xuyên như: thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu tiền phạt khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, thu các khoản nợ phải thu đã xoá sổ tính vào chi phí kỳ trước, khoản nợ phải trả nay mất chủ được ghi tăng thu nhập, thu các khoản thuế được giảm, được hoàn lại, ...
Quản lý doanh thu của CTCP: Doanh thu là một chỉ tiêu hết sức quan trọng, liên quan đến khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nó chịu tác động của nhiều yếu tố như: sản phẩm, nhu cầu thị trường, giá cả, chiến lược kinh doanh, cách thức kinh doanh, phương thức thanh toán, ...
Yêu cầu luôn được đặt ra đối với các nhà quản lý doanh nghiệp là phải có những phương pháp quản lý doanh thu phù hợp, đảm bảo xác định chính xác doanh thu của Công ty, giúp doanh thu của Công ty tăng trưởng cao nhất đồng thời đảm bảo khả năng thu hồi vốn một cách nhanh nhất và đạt hiệu quả cao.
Thông thường, việc quản lý doanh thu có thể được thực hiện theo các hình thức: Quản lý doanh thu theo hình thức tập trung: Công ty quản lý doanh thu một cách tập trung trong toàn Công ty, không xác định doanh thu riêng cho từng bộ phận. Toàn bộ doanh thu của các bộ phận, đơn vị thành viên được hạch toán chung về Công ty, các khoản tiền thu được chuyển toàn bộ về tài khoản và quỹ Công ty. Hình thức quản lý doanh thu này tương ứng với mô hình quản lý sản xuất kinh doanh tập trung, chi phí sản xuất kinh doanh, kết quả SXKD cũng được hạch toán tập trung. Hình thức này thường được áp dụng với những đơn vị SXKD đơn ngành, quy mô còn nhỏ và địa bàn kinh doanh hẹp. Đặc điểm của hình thức quản lý này là
tiết kiệm được các chi phí quản lý, công tác quản lý tập trung thống nhất nhưng lại làm giảm tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các bộ phận, đơn vị thành viên khi quy mô Công ty lớn hay có nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau.
Quản lý doanh thu theo hình thức phân tán: Doanh thu được các bộ phận, đơn vị thành viên xác định riêng rẽ. Hình thức quản lý doanh thu này tương ứng với mô hình sản xuất kinh doanh phân quyền tự chủ mạnh cho các bộ phận, đơn vị thành viên, chi phí SXKD, kết quả SXKD cũng được hạch toán, xác định độc lập cho từng bộ phận. Hình thức này thường được áp dụng với những đơn vị SXKD đa ngành, quy mô lớn, địa bàn kinh doanh phân tán. Đặc điểm của hình thức quản lý này là tăng tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các đơn vị thành viên, tạo khả năng phát triển mạnh về doanh thu nhưng chi phí quản lý cao, công tác quản lý, giám sát phức tạp, khả năng phối hợp các nguồn lực, liên kết giữa các bộ phận sẽ kém nếu công tác điều hành chung không tốt.
Quản lý doanh thu theo hình thức hỗn hợp: là hình thức quản lý doanh thu kết hợp cả hai hình thức quản lý trên. Với những bộ phận, đơn vị thành viên có tính độc lập cao về ngành nghề kinh doanh, thương hiệu, thị trường cũng như năng lực của bộ máy quản lý, công ty có thể áp dụng hình thức quản lý doanh thu phân tán. Đồng thời cuối mỗi kỳ kế toán, doanh thu của các đơn vị thành viên này được tập hợp để xác định doanh thu chung toàn công ty. Với những bộ phận, đơn vị thành viên cùng ngành nghề kinh doanh, địa bàn kinh doanh gần nhau, sản xuất kinh doanh còn chưa ổn định, bộ máy quản lý còn chưa hoàn thiện thì công ty áp dụng hình thức quản lý doanh thu tập trung nhằm phát huy tối đa khả năng của các đơn vị đồng thời đảm bảo quản lý giám sát chặt chẽ.
Có thể thấy, quản lý doanh thu của CTCP phụ thuộc vào quy mô, mô hình tổ chức quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng CTCP. Riêng đối với các CTCP có nhiều đơn vị thành viên, thường quản lý doanh thu theo hình thức quản lý hỗn hợp, đó là: Công ty chi phối mạnh các đơn vị thành viên và thực hiện quản lý chặt chẽ doanh thu của các đơn vị thành viên, trên cơ sở đó xác định doanh thu của toàn bộ Công ty song song với việc xác định doanh thu của các đơn vị thành viên.