Tài sản dài hạn 14.635 12.521 13.457 18.287 18.673 4

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 62)

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tài chính:

1.2Tài sản dài hạn 14.635 12.521 13.457 18.287 18.673 4

1.2.1 Tài sản cố định 14.013 11.871 10.144 7.372 7.100 -6.913 1.2.2 Đầu tư tài chính dài hạn 400 400 3.313 8.452 11.573 11.173

1.2.3 Tài sản dài hạn khác 222 250 2.463 -222 2 NGUỒN VỐN 30.592 31.230 29.998 36.165 37.429 6.837 2.1 Nợ phải trả 24.798 25.979 23.426 22.989 22.305 -2.493 2.1.1 Nợ ngắn hạn 17.695 21.051 20.796 22.867 22.183 4.488 Vay ngắn hạn ngân hàng 9.247 10.93 1 6.443 10.62 7 14.05 3 4.806 Vay cá nhân, tổ chức 3.098 4.484 8.749 5.298 2.156 -942 Phải trả người bán, người mua

trả tiền trước 2.516 3.200 2.421 3.824 3.772 1.256 Phải trả khác 2.834 2.436 3.184 3.118 2.202 -632 2.1.2 Nợ dài hạn 7.103 4.927 2.630 122 122 -6.981 2.2 Nguồn vốn chủ sở hữu 5.794 5.251 6.572 13.175 15.124 9.330 2.2.1 Vốn chủ sở hữu 5.786 5.241 6.470 13.082 14.857 9.071

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.459 3.459 4.164 5.400 8.814 5.355 Vốn khác thuộc vốn chủ sở

hữu

2.326 1.781 2.306 7.682 6.043 3.717

2.2.2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 8 10 102 93 267 259

Nguồn: Báo cáo tài chính TCT cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá.

+ Vay tổ chức, cá nhân khác: thông qua các mối quan hệ, Tổng Công ty dùng uy tín để thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quen biết gửi vào Tổng Công ty với lãi suất cao hơn lãi suất tiết kiệm của ngân hàng. Đây là nguồn vốn có tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nợ, có sự linh hoạt và vai trò quan trọng

đối với Tổng Công ty đặc biệt khi vào mùa vụ SXKD mà hạn mức vốn vay ngân hàng bị khống chế.

+ Tín dụng thương mại: là các khoản nợ các đối tác, đó có thể là các khoản nợ người bán hoặc người mua hàng của Tổng Công ty trả tiền trước. Thực tế những năm qua, tỷ trọng nguồn vốn này trong cơ cấu nợ của Tổng Công ty khá thấp, Tổng Công ty chưa tận dụng được nhiều nguồn vốn từ các nhà cung cấp và tiêu thụ sản phẩm.

Phân tích qua biểu đồ 2.3 dưới đây có thể thấy nguồn vốn của Tổng Công ty chủ yếu từ vốn chủ sở hữu và vốn vay ngân hàng, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu đã có sự tăng trưởng và ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn vốn của Tổng Công ty.

Nguồn: Bảng cân đối kế toán TCT cổ phần Hàm Rồng Thanh Hóa

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn TCT cổ phần Hàm Rồng Thanh Hóa từ 2006÷2010

Cơ chế quản lý vốn của Tổng Công ty được thể hiện trong Điều lệ tổ chức và hoạt động, Quy chế làm việc và phân cấp quản lý của Tổng Công ty, Quy chế quản lý tài chính và các Quy định cụ thể cho từng đơn vị thành viên. Trong đó, nổi bật ở một số điểm sau:

- Vốn của Tổng Công ty được quản lý tập trung, thống nhất tại Tổng Công ty. Đối với các đơn vị thành viên chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ như: Nhà máy gạch tuynen Sơn Trang, Nhà máy phân bón Hàm Rồng toàn bộ vốn kinh doanh do Tổng Công ty cấp. Đối với các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ: Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị, Công ty cổ phần nước mắm Thiên Hương, Tổng Công ty tham gia góp vốn liên doanh hoặc vốn cổ phần. Các đơn vị này được chủ động về vốn nhưng trong những thời điểm nhất định, Tổng Công ty có thể hỗ trợ điều phối cho các Công ty vay vốn đáp ứng nhu cầu SXKD tại thời điểm và đảm bảo hoàn trả Tổng Công ty đúng hạn.

- Việc huy động vốn được tập trung tại Tổng Công ty, do HĐQT Tổng Công ty quyết định.

Đối với vốn chủ sở hữu, căn cứ vào quyết nghị của Đại hội đồng cổ đông về mức vốn điều lệ nâng lên, Hội đồng quản trị thông báo công khai cho các cổ đông và cán bộ công nhân trong Tổng Công ty mua. Tổng Công ty chủ trương tuyên truyền, vận động và khuyến khích cán bộ công nhân, đặc biệt những cán bộ quản lý từ cấp Trưởng, Phó phòng các đơn vị thành viên trở lên mua cổ phần và đã mua cổ phần nên mua với lượng đủ lớn, từ 2.000 cổ phần trở lên. Thực tế cho thấy vốn cổ phần được phát hành thêm chủ yếu được các cán bộ quản lý mua, nhân viên và công nhân cũng như cổ đông ngoài Tổng Công ty mua không đáng kể. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân:

+ Thu nhập của cán bộ công nhân chưa thật sự cao, đồng thời cán bộ công nhân xác định làm công ăn lương, chủ yếu lo cho cuộc sống thường nhật, chưa có quan điểm đầu tư.

+ Lợi tức cổ phần của Tổng Công ty mặc dù cũng khá cao nhưng vẫn chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư bên ngoài do uy tín và thông tin về Tổng Công ty trên thị trường tài chính còn rất hạn chế.

+ Việc cán bộ quản lý mua cổ phần vừa xuất phát từ quyền lợi và trách nhiệm, điều này đã được quy định rõ trong Điều lệ Tổng Công ty: Chủ tịch HĐQT phải nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ, thành viên HĐQT phải nắm giữ ít nhất 10% vốn điều lệ, thành viên Ban kiểm soát phải nắm giữ ít nhất 5% vốn điều lệ, đây là một

trong những tiêu chuẩn quan trọng để bổ nhiệm cán bộ.

Vốn chủ sở hữu của Tổng Công ty được sử dụng để tài trợ cho việc đầu tư tài sản cố định tại các đơn vị chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ hay ở dạng góp vốn vào đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ.

Với vốn vay ngân hàng, Điều lệ Tổng Công ty quy định giao cho HĐQT được quyền thế chấp các tài sản của Tổng Công ty để vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Việc ký hợp đồng vay vốn ngân hàng được HĐQT giao cho Chủ tịch HĐQT đứng ra thực hiện. Đối với các đơn vị thành viên chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ, toàn bộ tài sản tại đơn vị được Tổng Công ty quản lý tập trung, thế chấp vay vốn ngân hàng và phân bổ nguồn vốn theo nhu cầu tại đơn vị. Khi có nhu cầu về vốn lưu động để thanh toán cho các khoản mua nguyên nhiên vật liệu hoặc tiền lương, các nhà máy lập bộ hồ sơ đề nghị vay vốn chuyển về Tổng Công ty vay vốn ngân hàng chuyển trả hoặc Tổng Công ty dùng nguồn tiền nhàn rỗi hiện có để thanh toán trực tiếp.

Đối với các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ, việc vay vốn ngân hàng do các đơn vị chủ động thực hiện. Tuy nhiên, tuỳ theo chu kỳ kinh doanh và nhu cầu vốn của từng đơn vị, Tổng Công ty có thể điều tiết nguồn vốn lưu động dưới dạng vay nợ giữa hai đơn vị, vừa đảm bảo việc điều hoà vốn vừa đảm bảo hạch toán đúng kết quả SXKD của từng đơn vị.

Với vốn vay của tập thể, cá nhân ngoài ngân hàng cũng được giao cho HĐQT quyết định. Trong điều kiện nguồn vốn vay từ ngân hàng bị giới hạn về tài sản thế chấp thì nguồn vốn vay này rất quan trọng để đảm bảo vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. HĐQT Tổng Công ty đã đề ra cơ chế riêng cho hình thức huy động vốn này với những chính sách khuyến khích, ưu đãi như: lãi suất cao hơn lãi suất doanh nghiệp vay của Ngân hàng, lãi suất gửi lượng tiền nhiều và trong thời hạn cố định dài sẽ cao hơn, chế độ chăm sóc người cho vay những dịp lễ, tết, nhận tiền vay và hoàn trả tận nhà người cho vay, ... đây là một cơ chế huy động vốn được Tổng Công ty áp dụng mềm dẻo theo từng giai đoạn căn cứ vào nhu cầu vốn, đặc biệt là những

thời điểm vào mùa vụ dự trữ nguyên liệu và sản xuất.

Với nguồn vốn từ tín dụng thương mại, do các đơn vị thành viên quản lý dưới dạng các khoản nợ khách hàng. Đối với các đơn vị thành viên chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ, tuỳ theo giá trị hợp đồng mua bán dù Tổng Giám đốc Tổng Công ty ký kết hay uỷ quyền cho Giám đốc đơn vị ký kết hợp đồng thì đều được chuyển về đơn vị thành viên để hạch toán và quản lý. Các đơn vị thành viên chưa có tư cách pháp nhân đầy đủ nhưng đều hạch toán riêng và xác định đến kết quả kinh doanh cuối cùng. Trên bảng cân đối kế toán của các đơn vị này phần tài sản cũng được phản ánh như các đơn vị độc lập khác, phần nguồn vốn gồm các khoản nợ khách hàng và nợ vốn Tổng Công ty (không có phần vốn chủ sở hữu). Khi Tổng Công ty chuyển trả cho các khoản nợ khách hàng của đơn vị thành viên, đơn vị thành viên sẽ hạch toán giảm vốn nợ khách hàng nhưng tăng vốn nợ Tổng Công ty lên, khi đơn vị thành viên nộp tiền về Tổng Công ty hay khách hàng của đơn vị trả tiền về tài khoản Tổng Công ty thì đơn vị thành viên hạch toán giảm nợ vốn Tổng Công ty, ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính tại Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá (Trang 62)