0
Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

THỰC TRẠNG CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG THANH HOÁ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG THANH HOÁ (Trang 50 -50 )

TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG THANH HOÁ

2.1. Khái quát về Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá, tiền thân là Nhà máy phân lân Hàm Rồng Thanh Hoá được thành lập vào năm 1962, một trong những Nhà máy phân bón ra đời đầu tiên của cả nước. Trụ sở Công ty nằm trên đường Đồi C4 (sát cầu Hàm Rồng), phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá. Trong những năm chiến tranh, cầu Hàm Rồng và Nhà máy phân lân Hàm Rồng là trọng điểm đánh phá ác liệt của đế quốc Mỹ. Hàng trăm cán bộ công nhân Công ty đã kiên cường bám trụ Nhà máy, vừa sản xuất, vừa cùng quân và dân Thanh Hoá chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng - huyết mạch giao thông của tổ quốc, góp phần làm nên chiến thắng Hàm Rồng lịch sử 3-4/4/1965, hàng chục CBCN Công ty đã anh dũng hy sinh.

Chiến tranh kết thúc, Nhà máy phân lân Hàm Rồng lại tập trung vào sản xuất phân bón phục vụ đắc lực cho nền nông nghiệp tỉnh Thanh Hoá và các Tỉnh lân cận trong điều kiện miền Bắc XHCN còn nhiều thiếu thốn. Những năm đầu của thập kỷ 80, thế kỷ XX, Công ty là đơn vị sản xuất công nghiệp lớn, chủ lực của tỉnh Thanh Hoá.

Những năm đất nước bước sang nền kinh tế thị trường, Công ty phân lân Hàm Rồng đứng trước muôn vàn khó khăn do không thích ứng kịp với cơ chế mới. Từ chỗ chỉ phải lo sản xuất theo kế hoạch, không phải lo về tiêu thụ, sản xuất lỗ thì được Nhà nước bù, giờ Công ty phải tự lo mọi vấn đề trong sản xuất kinh doanh. Chi phí sản xuất cao, máy móc thiết bị công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, cán bộ công nhân vẫn giữ cách nghĩ, cách làm của một thời bao cấp trong khi nhiều doanh nghiệp tư nhân ra đời cạnh tranh rất năng động, sản phẩm của Công ty sản xuất ra không tiêu

thụ được, thị trường bị thu hẹp, sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ và không còn được Nhà nước bù, vốn chủ sở hữu bị âm, nợ Ngân hàng, nợ thuế, nợ bảo hiểm dây dưa từ năm này qua năm khác không có khả năng thanh toán, Ngân hàng ngừng giao dịch và siết nợ. Công nhân nghỉ việc, Nhà máy đóng cửa chờ giải quyết phá sản.

Trước những thách thức nghiệt ngã của những năm đầu chuyển sang cơ chế thị trường, giữa tồn tại và xoá sổ Công ty. Năm 1997, bộ máy lãnh đạo mới của Công ty vừa được UBND Tỉnh điều động về đã thực hiện những giải pháp cấp bách để vực dậy doanh nghiệp:

Một là, xắp xếp, kiện toàn lại bộ máy quản lý của Công ty, từ ban điều hành đến lãnh đạo các phòng ban, phân xưởng, ca tổ sản xuất, nhân viên thị trường. Chỉ lựa chọn những người có tinh thần trách nhiệm, dám đổi mới cách nghĩ và cách làm để bổ nhiệm và giao nhiệm vụ. Đồng thời sàng lọc, tinh giản toàn bộ lực lượng lao động, người nào còn sức khoẻ, ý thức tốt được giữ lại, củng cố tinh thần làm việc, người nào sức khoẻ, tinh thần làm việc kém được khuyến khích cho nghỉ chế độ. Kỷ cương, kỷ luật lao động được thắt chặt và đưa vào nền nếp.

Hai là, sàng lọc lại toàn bộ tài sản, những tài sản nào không sử dụng hoặc sử dụng với hiệu suất thấp được bán và thanh lý thu hồi vốn thanh toán nợ bảo hiểm để giải quyết chế độ và ổn định tinh thần cho cán bộ công nhân, đồng thời trả một phần vốn vay quá hạn ngân hàng, cùng với đó xây dựng lại kế hoạch trả nợ với ngân hàng để ngân hàng tiếp tục cho vay vốn sản xuất kinh doanh. Không tiếp tục sản xuất những sản phẩm hiệu quả kinh tế thấp, tiêu tốn nhiều vốn, chỉ tập trung vào những sản phẩm: phân NPK, phân vi sinh, phân lân nung chảy nhu cầu thị trường đang cao, có hiệu quả và vốn luân chuyển nhanh. Thực hiện quản lý chặt chi phí sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, quan tâm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hoá hình thức bán hàng, ...

Có thể nói, qua gần 10 năm sản xuất đình đốn, tài sản của công ty đã xuống cấp, năng lực sản xuất sút giảm nghiêm trọng. Những giải pháp quyết liệt trên đã đưa Công ty thoát khỏi nguy cơ phá sản. Năm 1998, Công ty đã bắt đầu sản xuất

kinh doanh có lãi, trả hết nợ thuế, nợ bảo hiểm và nợ quá hạn ngân hàng, tình hình tài chính của Công ty bắt đầu đi vào ổn định.

Với tư tưởng đổi mới, năm 1999 Công ty là đơn vị tiên phong trong tỉnh Thanh Hoá thực hiện chủ trương cổ phần hoá. Sau khi chuyển sang hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, Công ty tiếp tục có những bước phát triển mới, sản xuất kinh doanh hiệu quả, nguồn vốn được bổ xung, đời sống người lao động được đảm bảo, uy tín của doanh nghiệp được nâng lên. Từ một nhà máy với sản phẩm phân bón, Công ty đã tích cực đầu tư phát triển mở rộng quy mô sản xuất, đa dạng hoá ngành nghề. Năm 2001, Công ty đã đầu tư Nhà máy nước mắm Thiên Hương công suất 1 triệu lít nước nắm/năm, năm 2002 đầu tư Nhà máy gạch tuynen Sơn Trang công suất 40 triệu viên/năm, năm 2008 góp vốn liên doanh với nước ngoài đầu tư Nhà máy sản xuất phân bón chất lượng cao Hữu Nghị công suất 5 vạn tấn/năm và đang tiếp tục kêu gọi hợp tác đầu tư vào dự án khu du lịch sinh thái Hàm Rồng. Từ năm 2007, Công ty đã phát triển lên mô hình Tổng Công ty cổ phần với các Công ty, Nhà máy thành viên kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau.

- Trụ sở Tổng Công ty:

Phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá - Nhà máy phân bón Hàm Rồng

Phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá - Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị

KCN & đô thị Hoàng Long, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá - Nhà máy gạch tuynen Sơn Trang

Xã Hoằng Trung, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá - Công ty cổ phần nước mắm Thiên Hương

KCN & đô thị Hoàng Long, huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá

khi cổ phần hoá còn rất thấp, Tổng Công ty cổ phần Hàm Rồng Thanh Hoá đã có những bước phát triển vượt bậc, các chỉ tiêu về tổng giá trị tài sản, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách liên tục tăng qua các năm. Tổng Công ty đã giải quyết việc làm cho trên 500 lao động với thu nhập ổn định, chính sách chế độ cho người lao động và với nhà nước luôn được đảm bảo, thường xuyên chăm lo đến công tác xã hội, đền ơn đáp nghĩa. Với những đóng góp nổi bật trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và xã hội, Tổng Công ty đã nhận được rất nhiều phần thưởng cao quý:

- Anh hùng lực lượng vũ trang.

- Huân chương lao động Hạng I, II, III.

- Cờ thi đua và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Công ty là một trong những đơn vị sớm áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000 vào công tác quản lý, tiêu chuẩn HACCP, ...

2.1.2. Mô hình tổ chức bộ máy

Tổng Công ty hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng công ty được xây dựng dựa trên quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam năm 2005 và quy mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, trên nguyên tắc tinh giản đến mức tối đa các cấp quản lý trung gian, gián tiếp, tập trung nhân lực cho các đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh. Bộ máy tổ chức quản lý của Tổng Công ty gồm có:

Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị. Ban kiểm soát. Ban Tổng Giám đốc.

Các phòng chức năng Tổng Công ty gồm 2 phòng: Văn phòng, Phòng Kế toán Tài chính.

Hàm Rồng, Công ty liên doanh phân bón Hữu Nghị, Nhà máy gạch tuynen Sơn Trang, Công ty cổ phần nước mắm Thiên Hương.

Các phòng chức năng tại đơn vị thành viên: Phòng kế toán, Phòng hành chính, Phòng kỹ thuật, Phân xưởng sản xuất.

Nhìn chung, cơ cấu bộ máy của Tổng Công ty được tổ chức một cách gọn nhẹ, phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh còn nhỏ của Tổng Công ty. Việc bố trí cơ cấu tổ chức như vậy đảm bảo quá trình thông tin giữa cấp quản lý cao nhất và cấp quản lý thấp nhất được diễn ra nhanh chóng, các quyết định quản lý được thực hiện nhanh chóng đồng thời tiết giảm được các chi phí quản lý, tăng hiệu quả kinh doanh.

Những năm đầu chuyển sang Công ty cổ phần, HĐQT Công ty gồm 7 người, sau đó giảm xuống còn 5 người và từ năm 2006 giảm xuống còn 3 người. Việc tinh giảm, nâng cao năng lực làm việc của thành viên và cải tiến phương thức hoạt động của HĐQT đã giúp HĐQT hoạt động linh hoạt, hiệu quả hơn. Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc được Đại hội đồng cổ đông và HĐQT giao quyền, đi đôi với trách nhiệm cá nhân nhiều hơn, các quyết định quản lý được đưa ra nhanh hơn, cụ thể, nhất quán và sát thực tế nên hiệu quả thực thi cao hơn. Tổng Công ty chỉ cơ cấu 01 Phó Tổng Giám đốc quản lý các công việc chung của Văn phòng Tổng Công ty, các Phó Tổng Giám đốc còn lại đều trực tiếp là Giám đốc các đơn vị thành viên. Do Tổng Công ty sản xuất kinh doanh trên nhiều ngành nghề khác nhau nên cấp Tổng Công ty chỉ cơ cấu hai bộ phận, Văn phòng thực hiện các công việc chung về nhân sự, chính sách chế độ cho người lao động trong toàn Tổng Công ty và các công việc hành chính, Phòng Kế toán Tài chính thực hiện các công việc về lập kế hoạch, thực hiện công tác tổng hợp kế toán tài chính, cân đối các nguồn vốn trong toàn Tổng Công ty. Các lĩnh vực có tính chuyên ngành về sản xuất cao Tổng Công ty cơ cấu phòng ban trực tiếp tại đơn vị thành viên như Phòng kỹ thuật, Phòng kiểm soát chất lượng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SỸ: HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN HÀM RỒNG THANH HOÁ (Trang 50 -50 )

×