Bảo hiểm xã hội thành phố Nam
2.3.1. Thành công
Sau gần 10 năm thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp cho thấy:
Thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp đã góp phần tạo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế theo đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tạo được nhận thức đúng về Bảo hiểm xã hội của người lao động, người sử dụng lao động không chỉ khu vực Nhà nước mà cả các thành phần kinh tế khác. Một bộ phận lao động làm việc trong các doanh nghiệp đã ổn định được đời sống một phần không nhỏ do các chính sách bảo hiểm xã hội đem lại.
Việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động đã có những chuyển biến đáng kể về mọi mặt. Số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động tăng dần qua các năm và điều đó có nghĩa là số người lao động làm việc trong khu vực này tham gia bảo hiểm xã hội cũng ngày một tăng. Quyền lợi và trách nhiệm về Bảo hiểm xã hội giữa các bên người lao động và cơ quan Bảo hiểm xã hội đã từng bước được củng cố và mở rộng góp phần nâng cao hiệu lực pháp luật và thắt chặt mối quan hệ đóng-hưởng. Ở một số huyện và thành phố Nam Định đã có nhiều biện pháp hữu hiệu để thực hiện Bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc khối
doanh nghiệp và thu được kết quả rất khả quan. Những biện pháp này là những bài học kinh nghiệm quý báu cho các địa phương khác trong việc thực hiện Bảo hiểm xã hội cho lao động ở khu vực này.
Kết quả thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp đã góp phần vào việc hoạch định và hoàn thiện cơ chế chính sách về Bảo hiểm xã hội của các cơ quan quản lý Nhà nước, cơ quan ban hành pháp luật góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế-xã hội trên từng địa bàn. Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng; quỹ Bảo hiểm xã hội ổn định và phát triển.
Đội ngũ cán bộ Bảo hiểm xã hội trong đó có bộ phận cán bộ làm công tác chuyên quản được nâng cao về chuyên môn, nghiệp vụ, từng bước trưởng thành và tích lũy được kinh nghiệm quản lý nhất định. Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng có rất nhiều nỗ lực, cố gắng, phấn đấu trong việc chỉ đạo, đôn đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp. Với sự sáng tạo trong chỉ đạo hoạt động, Bảo hiểm xã hội Việt Nam có nhiều sáng kiến trong việc mở rộng tuyên truyền chính sách, chế độ Bảo hiểm xã hội đến với người lao động. Nhiều cuộc thi tìm hiểu về Bảo hiểm xã hội được tổ chức cho cán bộ trong ngành và cho nhân dân đã được thành công tốt đẹp cho thấy nhận thức về Bảo hiểm xã hội đã dần được phổ biến với tất cả mọi người, mọi tầng lớp xã hội.
2.3.2. Hạn chế
Trong quá trình thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp còn bộc lộ rất nhiều tồn tại cần được nghiêu cứu để đưa ra giải pháp tháo gỡ: Trong cơ chế thị trường, phần lớn chủ sử dụng lao động chỉ quan tâm đến lợi nhuận, ít chăm lo đến lợi ích của người lao động hoặc là chưa hiểu, hoặc là trốn tránh trách nhiệm mà nhiều doanh nghiệp còn xem nhẹ việc này, coi thường pháp luật, bỏ rơi hay nói đúng hơn là ăn chặn quyền lợi chính đáng của người lao động. Dẫn đến quyền lợi chính đáng của người lao động ở khu vực này chưa được thực hiện đầy đủ. Cụ thể là phần lớn số lao động chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội và hưởng quyền lợi theo các chế độ Bảo hiểm xã hội. Chẳng hạn, như dẫn chứng ở trên, Nam Định hiện có tới 3.988 lao động trong các doanh nghiệp nhưng chỉ có 644 đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội tức chỉ có 16,14% số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội.
Công tác quản lý chưa đồng bộ, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng như các ban, ngành chức năng chưa nắm chắc được hoạt động sản xuất kinh doanh, về sử dụng lao động của các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có đăng ký thành lập nhưng không đăng ký sử dụng lao động, hoặc không khai báo với cơ quan quản lý lao động, hoặc không có trụ sở giao dịch,hoặc không hoạt động, thành lập xong thời gian ngắn rồi giải thể , sử dụng lao động không ký hợp đồng,... là vấn đề nổi cộm trong tình hình kinh tế nước ta hiện nay.
Mức tiền lương, tiền công đăng ký trích nộp bảo hiểm xã hội cũng không đúng với thực tế. Các doanh nghiệp thường tìm mọi cách để khai giảm quỹ lương để giảm số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội. Bên cạnh đó, cũng có những doanh nghiệp đăng ký đóng tiền Bảo hiểm xã hội với mức tiền công, tiền lương rất cao để chuộc lợi.
Lợi dụng kẽ hở trong Bộ Luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội có trường hợp chủ doanh nghiệp thoả thuận với người lao động bằng một hợp đồng lao động theo thời vụ để không phải đóng bảo hiểm xã hội. Hoặc có doanh nghiệp tuyển dụng lao động nữ đã có thai và tham gia bảo hiểm xã hội cho lao động này trong vòng 6 tháng để hưởng quyền lợi về chế độ thai sản... Những hiện tượng này ảnh hưởng không nhỏ đến việc xét duyệt, chi trả trợ cấp Bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng như hoạt động của cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Vì số lượng doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động còn rất lớn. Hầu hết người lao động làm việc trong các khu vực này chưa nắm được Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội chưa hiểu được trách nhiệm và quyền lợi mà mình được hưởng về Bảo hiểm xã hội. Điều này đã ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Tình trạng đăng ký số lao động thấp hơn so với thực tế sử dụng lao động, không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng ngắn hạn dưới 3 tháng (mặc dù thường xuyên vẫn sử dụng lao động rất lớn) hoặc hợp đồng vụ việc,... xuất phát từ việc người sử dụng lao động chưa có nhận thức đúng về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động, ý thức chấp hành luật chưa nghiêm, phần lớn chưa tự giác, tìm mọi hình thức trốn tham gia bảo hiểm xã hội và lách luật. Tình trạng các doanh nghiệp nợ đọng tiền Bảo hiểm xã hội qua các năm còn lớn như đã phân tích ở trên.