Thực trạng phương thức, đối tượng, mức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 59)

Bảo hiểm xã hội thành phố Nam

2.2.2. Thực trạng phương thức, đối tượng, mức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp

*Phương thức thu bảo hiểm xã hội:

Để thu bảo hiểm xã hội, cơ quan Bảo hiểm xã hội tiến hành thu bằng phương thức thu gián tiếp thông qua đơn vị sử dụng lao động: Đây là phương thức thu phí phổ biến ở nhiều nước trên thế giới hiện nay. Với hình thức này, hàng tháng các đơn vị sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng đầy đủ và đúng thời gian quy định cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Kết quả thu có tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào ý thức tự giác của người sử dụng lao động. Nhược điểm của phương thức này là tiền thu bảo hiểm xã hội có thể bị chủ sử dụng lao động sử dụng sai mục đích, tình trạng trốn đóng hoặc kéo dài thời gian đóng diễn ra phổ biến, quyền lợi của người lao động không được đảm bảo.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội, hàng tháng, chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng Bảo hiểm xã hội, BHYT trên quỹ tiền lương, tiền công của người lao động; đồng thời trích từ tiền lương, tiền công tháng của từng người lao động để đóng cùng vào tài khoản chuyên thu của cơ quan Bảo hiểm xã hội mở tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước (trừ đối tượng đang nghỉ hưởng chế độ thai sản).

Cơ quan Bảo hiểm xã hội quản lý theo dõi kết quả đóng bảo hiểm xã hội của từng doanh nghiệp. Cung cấp thông tin cho doanh nghiệp về số tiền từng doanh nghiệp đã nộp bảo hiểm xã hội từ đó làm căn cứ xác định đối chiếu số thu bảo hiểm xã hội.

*Đối tượng thu bảo hiểm xã hội

Hệ thống Bảo hiểm xã hội bắt đầu hoạt động từ tháng 07/1995, đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ngoài những cán bộ công chức, viên chức đang làm việc tại các cơ quan Nhà nước, lực lương vũ trang ra thì những người lao động trong các doanh nghiệp có sử dụng từ 10 lao động trở lên thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Đến tháng 1/2003, Nghị định 01/NĐ-CP ngày 09/01/2003 đã mở rộng các doanh nghiệp có dưới 10 lao động và cả những lao động ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng sau đó tiếp tục ký hợp đồng lao động mới thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Từ khi Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành thì đối tượng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc là những người lao động và sử dụng lao động theo pháp luật Bảo hiểm xã hội bao gồm:

-Người lao động Việt Nam đang làm việc theo chỉ tiêu biên chế nhà nước hoặc theo hình thức hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên, bao gồm cả người làm việc theo hình thức hợp đồng lao động dưới ba thang nhưng sau đố lại tiếp tục làm việc hoặc ký kết hợp đồng mới, những người được cử đi học, thực tập, điều dưỡng, công tác ở trong và ngoài nước nhưng vẫn nhận tiền lương, tiền công trong các doanh nghiệp, đơn vị, cơ quan, tổ chức sau:

-Các doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo luật Doanh nghiệp -Doanh nghiệp của các tổ chức chính trị-xã hội

-Hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể

-Các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang, và các tổ chức đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về tài chính.

-Các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục đào tạo, khoa học, thể dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác.

-Các cơ quan, tổ chức của nước ngoài hoặc các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhưng ngoại trừ các tổ chức được quy định trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam có tham gia hoặc ký kết có quy định khác.

-Các tổ chức khác có sử dụng lao động.

-Cán bộ, công chức, viên chức được quy định theo pháp lệnh cán bộ, công chức

-Người lao động làm việc và hưởng tiền lương, tiền công theo hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên trong các doanh nghiệp: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thương nghiệp.

-Người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên trong các hợp tãc xã thành lập, và hoạt động theo luật hợp tác xã ở Việt Nam

-Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có thời hạn được quy định tại Nghị định số 152/1999/ NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ.

-Các cán bộ xã, phường hưởng sinh hoạt phí theo quy định tại nghị định 09/1998/ NĐ-CP của chính phủ

-Đại biểu hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

-Các đối tượng nộp bảo hiểm xã hội một lần hoặc tự nộp bảo hiểm xã hội diện tinh giảm biên chế theo quy định của chính phủ

Như vậy, đối tượng thuộc diện thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ở khối doanh nghiệp bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên đối với doanh nghiệp thành lập hoạt động theo Luật doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác.

*Mức đóng bảo hiểm xã hội

Mức đóng Bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 20% mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động trong đó: Người lao động đóng 5%, người sử dụng lao động đóng 15%; Từ 01/01/2010, mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 22% mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động trong đó: Người lao động đóng 6%, người sử dụng lao động đóng 16%; Từ 01/01/2012, mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 24% mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động trong đó: Người lao động đóng 7%; Người sử dụng lao động đóng 17%, Từ

01/01/2014, mức đóng Bảo hiểm xã hội hàng tháng bằng 26% mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động trong đó: Người lao động đóng 8%; Người sử dụng lao động đóng 18%,

Từ tháng 01/2007 người lao động có mức tiền lương, tiền công cao hơn 20 tháng tiền lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng Bảo hiểm xã hội bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w