Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với bảo hiểm xã hộ

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 30)

Từ những nghiên cứu về bảo hiểm xã hội tại nước ta từ ngày thành lập nước đến nay, ta có thể đưa ra những đặc điểm cơ bản về quản lý Nhà nước của bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp như sau:

Quỹ tài chính tập trung được hình thành (nguồn thu quỹ Bảo hiểm xã hội ) thông qua sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội: Người lao động, người sử dụng lao động, tiền sinh lời của hoạt động đầu tư quỹ và có sự hỗ trợ của nhà nước, có thể được hình thành từ các nguồn thu hợp pháp khác (nguồn này ở Việt Nam không đáng kể và hầu như không có).

Việc tham gia bảo hiểm xã hội về nguyên tắc là bắt buộc đối với mọi người lao động làm công ăn lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Vì vậy, việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động trong doanh nghiệp là trách nhiệm hàng đầu của chủ doanh nghiệp.

Nguồn đóng của các bên tham gia được đưa vào quỹ riêng độc lập, tập trung nằm ngoài Ngân sách Nhà nước để chi trợ cấp cho các chế độ và hoạt động bảo hiểm xã hội.

Số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ được đầu tư sinh lời nhằm bảo toàn và tăng trưởng quỹ.

Quyền hưởng các chế độ trợ cấp Bảo hiểm xã hội dựa trên nguyên tắc phải gắn liền với nghĩa vụ đóng góp Bảo hiểm xã hội của người lao động.

Khác với khối doanh nghiệp thì khối hành chính sự nghiệp, cơ quan Nhà nước có đặc điểm riêng khác biệt đó là những người lao động làm việc trong khu vực này có tính ổn định cao, được Nhà nước đảm bảo về tiền lương, các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được Nhà nước đảm bảo. Do vậy, việc thực hiện các chế độ về thu nộp bảo hiểm xã hội, giải quyết các chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động thuộc khối này luôn đảm bảo kịp thời, đúng đối tượng, đúng chế độ. Không có hiện tượng trốn đóng bảo hiểm xã hội, lạm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w