Hoàn thiện quy trình, phương thức, căn cứ thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 86)

Ở NAM ĐỊNH

3.2.2 Hoàn thiện quy trình, phương thức, căn cứ thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp

Khó khăn lớn nhất đối với hệ thống thu bảo hiểm xã hội là làm thế nào có được mức tuân thủ tốt những quy định về thu bảo hiểm xã hội. Bởi vì chỉ khi mức độ tuân thủ cao thì cơ quan Bảo hiểm xã hội mới thực hiện được mục tiêu về thu bảo hiểm xã hội mà chính sách bảo hiểm xã hội đã đề ra. Như vậy để đảm bảo được mục tiêu thu đúng, thu đủ, thu kịp thời; cơ quan Bảo hiểm xã hội nhất thiết phải nhận dạng và quản lý được việc đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội của:

-Chủ doanh nghiệp, đây là những đối tượng được quy định trong chính sách bảo hiểm xã hội có trách nhiệm khấu trừ từ lương của người lao động cùng với khoản đóng góp của chủ doanh nghiệp để nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội. Để quản lý tốt đối tượng này chính là hệ thống đăng ký nhận dạng tất cả chủ doanh nghiệp thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bởi vì, những chủ doanh nghiệp không đăng ký sẽ không được cơ quan Bảo hiểm xã hội kiểm soát và đồng nghĩa với việc họ sẽ không thực hiện các nghĩa vụ theo quy định;

-Mục đích của việc đăng ký của người lao động là đảm bảo tất cả những người lao động thuộc diện tham gia trong quy định được xác định và tất cả đóng góp của họ được ghi nhận vào sổ Bảo hiểm xã hội.

Do vậy, để tăng cường sự tuân thủ chính sách bảo hiểm xã hội nói chung, những quy định về thu bảo hiểm xã hội nói riêng thì phải có một hệ thống quản lý việc đăng ký, thu phí Bảo hiểm xã hội và kiểm tra giám sát tuân thủ hiệu quả. Tất nhiên, một hệ thống như vậy chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu nó được hỗ trợ tích cực bởi ứng dụng công nghệ thông tin với đường truyền tốc độ cao bởi vì số lượng giao dịch và khối lượng công việc phải xử lý lớn.

Đối với các mục tiêu nhận dạng, việc đăng ký đòi hỏi cung cấp các chi tiết cá nhân của người lao động trong đơn đăng ký. Việc đăng ký một người lao động được hoàn thành với việc cấp cho người được đăng ký một mã số đăng ký.

Sau khi hoàn tất việc đăng ký mã số, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội phải đóng bảo hiểm xã hội. Trong việc thu bảo hiểm xã hội, có hai yêu cầu cơ bản đối với chủ doanh nghiệp:

-Nộp Bảo hiểm xã hội định kỳ (theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội là hàng tháng);

-Nộp bản danh sách và kê khai cung cấp các chi tiết của việc đóng bảo hiểm liên quan tới từng người lao động.

Bản danh sách kê khai đóng bảo hiểm xã hội bao gồm số đăng ký của chủ doanh nghiệp và chi tiết của các khoản đóng góp của từng cá nhân người lao động (chi tiết các khoản đóng góp được ghi nhận chính là sổ Bảo hiểm xã hội). Sổ Bảo hiểm xã hội được gửi đến cho từng người lao động để họ có thể biết được thông tin và số tiền mà chủ doanh nghiệp đã đại diện cho họ đóng vào quỹ Bảo hiểm xã hội, ngoài ra nó còn là công cụ để đối chiếu với tổng số đóng góp thực tế của chủ doanh nghiệp.

Đối với các chủ doanh nghiệp không đăng ký, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác định và nắm bắt họ thông qua các nguồn thông tin như:

-Các hồ sơ của Sở Kế hoạch và Đầu tư về tình hình đăng ký và cấp phép thành lập doanh nghiệp;

-Các đơn khiếu nại của người lao động, công đoàn và của công chúng liên quan tới các vi phạm quy định Bảo hiểm xã hội của chủ doanh nghiệp

-Các thông tin về trốn đóng bảo hiểm xã hội, nợ tiền Bảo hiểm xã hội trên các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, báo…

Trên cơ sở dữ liệu có được từ các nguồn thông tin khác nhau, cơ quan Bảo hiểm xã hội sẽ có khả năng kiểm tra từ các danh mục và hồ sơ gốc của các tài liệu thông tin liên quan tới chủ doanh nghiệp chưa đăng ký. Đầu tiên cơ quan Bảo hiểm xã hội nên liên hệ với các chủ doanh nghiệp không đăng ký thông qua thư, điện thoại hoặc đến trực tiếp doanh nghiệp để yêu cầu họ đăng ký nộp bảo hiểm xã hội. Nếu chủ doanh nghiệp được yêu cầu vẫn không có phản ứng tích cực thì lúc đó thanh tra lao động sẽ thanh tra và yêu cầu họ đăng ký. Nếu biện pháp này cũng không hiệu quả thì cơ quan Bảo hiểm xã hội phải sử dụng đến các biện pháp pháp lý cao hơn để bắt buộc doanh nghiệp phải tuân thủ.

Hiện nay quy định về thu bảo hiểm xã hội vẫn còn khoảng chênh lệch rất lớn trong trách nhiệm tham gia đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Qua nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng cơ chế thu bảo hiểm xã hội của một số nước trên thế giới cho thấy việc quy định tỷ lệ đóng góp vào quỹ Bảo hiểm xã hội nên cân đối, hài hòa giữa chủ doanh nghiệp và người lao động. Chính vì thế trong thời gian tới tỷ lệ đóng cần nghiên cứu quy định theo hướng tỷ lệ đóng của người lao động tiệm cận dần tới tỷ lệ của doanh nghiệp.

Cần xác định cụ thể, thống nhất đối tượng áp dụng chế độ tiền lương Nhà nước và đối tượng áp dụng chế độ tiền lương do chủ doanh nghiệp quyết định; phân định rõ doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp đã chuyển đổi, đã cổ phần hóa thực hiện theo đúng Luật Doanh nghiệp (hiện nay còn chưa rõ ràng trong chính sách đối với loại hình doanh nghiệp này). Bởi vì doanh nghiệp cổ phần hôm nay Nhà nước chiếm cổ phần chi phối, ngày mai tư nhân chiếm cổ phần chi phối; hôm nay áp dụng thang bảng lương Nhà nước, ngày mai áp dụng chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định – thành viên hội đồng quản trị áp dụng một bảng lương theo hạng cao hơn – người lao động áp dụng bảng lương

hạng thấp hơn dẫn đến khó kiểm soát trong thu nộp và giải quyết chính sách không được đúng và bất bình đẳng.

Bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc: Khi xây dựng, sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, cơ quan soạn thảo cần thiết bổ sung thêm đối tượng là các lao động là người nước ngoài đến từ các quốc gia đã ký kết các hiệp định liên quan đến việc sử dụng lao động đến làm việc lâu dài ở Việt Nam cũng thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra đối tượng là Việt kiều làm việc lâu dài tại Việt Nam cũng nên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w