Ở NAM ĐỊNH
3.2.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
công nghệ thông tin
*Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
-Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác thu bảo hiểm xã hội. Trú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo tiêu chuẩn chức danh, thay thế những người năng lực hạn chế, tín nhiệm thấp hoặc phẩm chất đạo đức sa sút không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ; tuyển chọn công chức, viên chức vào ngành chặt chẽ trên cơ sở tiêu chuẩn. Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, kinh nghiệm quản lý nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thu đến cấp huyện. Bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác thu bảo hiểm xã hội các cấp có đủ điều kiện về mặt năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xã hội cho cán bộ thu bảo hiểm xã hội từ Trung ương đến địa phương trong phạm vi cả nước;
-Xây dựng các tiêu chuẩn rõ ràng cụ thể về công tác tuyển dụng cán bộ mới, bố trí cán bộ làm công tác thu từ cấp trung ương tới cấp địa phương, từ tỉnh tới các huyện, thành phố.
-Tổ chức các kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo, đào tạo lại cả về chuyên môn nghiệp vụ lẫn tư các đạo đức, tác phong làm việc nhằm tạo cho các cán bộ chuyên thu có thể phát huy tính năng động, khả năng sáng tạo ở mỗi người
-Tạo cơ sở vật chất thuận lợi cho cán bộ chuyên thu làm việc. Trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện đi lại, công tác phí phù hợp nhằm tạo động lực cho họ. Đồng thời có cơ chế động viên, khen thưởng, khuyến khích bằng cả mặt vật chất lẫn tinh thần đối với các cán bộ làm việc tốt có hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ.
* Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
Công tác quản lý, lưu trữ, xử lý nghiệp vụ trong hoạt động quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, là cơ sở để giải quyết mọi chính sách, chế độ cho người lao động khi người lao động có đủ điều kiện và yêu cầu được hưởng các chế độ Bảo hiểm xã hội theo Luật định. Chính vì thế công việc quản lý đòi hỏi phải cập nhật, lưu trữ một khối lượng lớn cơ sở dữ liệu lớn trong một khoảng thời gian dài của đơn vị sử dụng lao động và người lao động, cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về công tác thu, nộp bảo hiểm xã hội và giải quyết chính sách, chế độ giúp lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam kịp thời chỉ đạo công tác thu bảo hiểm xã hội và cung cấp cho các ban, phòng nghiệp vụ liên quan để giải quyết chính sách chế độ cho người lao động có tham gia hưởng bảo hiểm xã hội.
Việc ứng dụng tin học hóa trong công tác thu bảo hiểm xã hội sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của công tác quản lý. Cụ thể:
-Nghiên cứu, xây dựng, thiết kế chương trình tổng thể quản lý và thực hiện quy trình cấp, quản lý, sử dụng sổ Bảo hiểm xã hội. Bởi vì sổ Bảo hiểm xã hội là chứng từ quan trọng nhất ghi nhận quá trình thu bảo hiểm xã hội. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cần phải sớm có chương trình nghiên cứu ứng dụng thay thế dần sổ Bảo hiểm xã hội bằng thẻ điện tử với mỗi người lao động có một mã số riêng rất tiện lợi cho quá trình quản lý cũng như quá trình thu nộp bảo hiểm xã hội. Đồng thời với việc sử dụng thẻ điện tử thay thế cho sổ Bảo hiểm xã hội sẽ hạn chế tối đa tình trạng trục lợi từ quỹ Bảo hiểm xã hội của người tham gia bảo hiểm xã hội do một người
lao động tham gia bảo hiểm xã hội có thể có nhiều quyển sổ Bảo hiểm xã hội ở các đơn vị doanh nghiệp khác nhau và ở các địa phương khác nhau. Thẻ điện tử cũng giúp cho việc lưu trữ thông tin tốt hơn, tính kinh tế cao hơn do không bị mục nát.
-Nghiên cứu hoàn thiện quy trình, thực hiện nối mạng toàn quốc trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội.
-Đầu tư, trang cấp các thiết bị đọc sổ, thiết bị thanh toán tự động đặt tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội thuận tiện cho đối tượng tự kiểm tra hoặc khi tự thanh toán các chế độ Bảo hiểm xã hội.
-Quản lý toàn bộ các đơn vị tham gia và đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người lao động về bảo hiểm xã hội theo đúng Luật định, từ đó có cơ sở thúc đẩy các đơn vị tích cực tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động.
-Quản lý mức lương, phụ cấp và điều kiện làm việc của từng người lao động trong toàn bộ quá trình tham gia và đóng bảo hiểm xã hội. Đó là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội cho mỗi người một cách chính xác, công bằng nhất và hợp lý nhất. Khi thực hiện nối mạng trong toàn bộ hệ thống Bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết triệt để tình trạng một người lao động có nhiều sổ Bảo hiểm xã hội. Tránh được tình trạng một người lao động giải quyết chế độ ngắn hạn ở nhiều cơ quan Bảo hiểm xã hội các địa phương khác nhau.
-Cung cấp dữ liệu làm căn cứ để giải quyết nhiều vấn đề xã hội khác liên quan đến việc hoạch định phát triển của đất nước.
-Quản lý số tiền nộp bảo hiểm xã hội của đơn vị sử dụng lao động thực hiện nhiệm vụ đầu tư tăng trưởng quỹ.
Việc nghiên cứu áp dụng công nghệ tin học vào quản lý hoạt động bảo hiểm xã hội nói chung, quản lý thu bảo hiểm xã hội nói riêng còn là điều kiện quan trọng để ngành bảo hiểm xã hội đẩy mạnh cải cách hành chính trong các hoạt động của ngành, nhằm đảm bảo yêu cầu ngày càng có nhiều người mong muốn và được tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội.
Cần hoàn thiện phần mềm thu, chi, giải quyết các chế độ ngắn hạn và đưa vào sử dụng cho thuận tiện. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam nên chuyển giao các phần mềm giải quyết các chế độ ngắn hạn và thủ tục giải quyết cho các doanh nghiệp có tham gia đóng bảo hiểm xã hội, đặc biệt đối với các đơn vị sử dụng nhiều
lao động. Bởi vì khi có phần mềm này, các doanh nghiệp sẽ không còn phải làm thủ công cho nên sẽ tránh được hầu hết các sai sót. Chính điều này cũng giúp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội giải quyết các chế độ được nhanh hơn.