Bảo hiểm xã hội thành phố Nam
2.2.1. Tình hình thực hiện các văn bản chính sách thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
hội đối với doanh nghiệp
Việc chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đã được thực hiện từ trước nhưng chưa căn bản và có tính đồng nhất. Nhưng từ khi có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai hoạt động bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp tại thông báo số 12/TB-VPCP ngày 19/01/1998 của Văn phòng Chính phủ và thì hoạt động này đã đi vào quy củ và có tính pháp lý.
Trong những năm qua, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam từ lãnh đạo trong hội đồng quản lý, lãnh đạo Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến các cán bộ, viên chức trong toàn ngành đã tiếp thu, xác định được tầm quan trọng của việc thực hiện Bảo hiểm xã hội đối với người lao động, đặc biệt là xu hướng phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, tạo được sự thống nhất trong nhận thức và hành động, phát huy nội lực, đề ra những phương hướng nhiệm vụ, tìm ra những biện pháp và bước đi cụ thể phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của từng giai đoạn, phù hợp với Nghị quyết của đại hội Đảng đề ra.
Từ năm 2003 trở về trước, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội trong chính sách bảo hiểm xã hội nước ta chỉ là những người làm viêc trong khu vực Nhà nước trong đó có doanh nghiệp Nhà nước và lực lượng vũ trang. Kể từ năm 1995 trở đi, sau khi Bộ luật Bao động được thông qua và Nghị định 12/CP được ban hành, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội được mở rộng thêm, Nghị định số 01/2003/NĐ-CP
của Chính phủ về việc sửa đổi Nghị định 12/CP. Đây là bộ luật có nhiều cải cách mới đặc biệt trong thực hiện mở rộng đối tượng tham gia. Và đến ngày 29/6/2006, Luật bảo hiểm xã hội ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Vì vậy cho đến nay, việc thực hiện bảo hiểm xã hội cho lao động trong các doanh nghiệp có thể chia làm hai thành phần:
-Trước năm 1995, mặc dù chưa có chính sách cụ thể thống nhất nhưng ở một số địa phương vẫn tiến hành thực hiện Bảo hiểm xã hội cho người lao động trong các doanh nghiệp ở một ngành như hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, ngành thuỷ sản, hợp tác xã mua bán. Tuy nhiên, do chưa có sự chỉ đạo sát sao, sự quản lý thống nhất của Nhà nước nên các quy định cũng như các cơ chế chính sách và tổ chức thực hiện còn rất khác nhau giữa các ngành. Việc thực hiện Bảo hiểm xã hội trong các hợp tác xã còn mang tính tự phát, trình độ tổ chức quản lý, mức thu nhập, tỷ lệ đóng góp và chi trả ở mỗi nơi một khác đã không tránh khỏi sai sót, cho nên nhìn chung quỹ Bảo hiểm xã hội của hợp tác xã không bảo tồn được lâu dài. Từ khi có điều lệ tạm thời về chế độ Bảo hiểm xã hội đối với xã viên hợp tác xã và các tổ tiểu thủ công nghiệp (theo quyết định số 292/BCN-LĐ) quy định xã viên được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội tương tự như chế độ đối với công nhân viên chức Nhà nước. Gồm sáu chế độ: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hưu trí, tử tuất. Tuy nhiên chế độ Bảo hiểm xã hội mới này mới được thực hiện trong thời gian ngắn đã gặp phải rất nhiều khó khăn. Đó là sự chuyển đổi nền kinh tế đất nước, đồng tiền mất giá, việc làm không ổn định, thu nhập thấp, khả năng đóng góp hạn chế. Mặt khác, do áp dụng một cách máy móc chế độ Bảo hiểm xã hội của khu vực Nhà nước sang khu vực hợp tác xã là hai lĩnh vực khác nhau, công tác tổ chức quản lý lại chưa chặt chẽ nên quỹ chỉ hoạt động được 6 năm, sau đó dần dần ngừng hoạt động
Chính sách bảo hiểm xã hội đối với lao động thuộc các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được triển khai thí điểm trong hoàn cảnh các đơn vị kinh tế gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, do đó làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai và kết qủa thực hiện thí điểm điều lệ Bảo hiểm xã hội ngoài quốc doanh. Tuy nhiên, việc triển khai thí điểm vẫn đạt được những kết quả đáng khích lệ. Song bên cạnh đó vẫn còn có những vấn đề còn tồn tại như: ở một số địa phương quỹ không đảm bảo đủ chi, người lao động chưa thực sự yên tâm, tin tưởng vào chủ trương này.
Thời kỳ từ 01/01/2003 đến nay: Từ năm 1995 chính sách bảo hiểm xã hội đã được áp dụng đối với lao động làm việc ở mọi thành phần kinh tế. Nhưng đến
31/12/2002 (trước khi Nghị định 01/2003/NĐ-CP được ban hành) trong số người làm việc ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh chỉ có một nhóm được tham gia bảo hiểm xã hội, đó là những người lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên. Đối với các đối tượng lao động ngoài quốc doanh khác ở một số tỉnh, thành phố đã tiến hành thực hiện thí điểm Bảo hiểm xã hội tự nguyện nhưng kết quả thu được còn ở mức hạn chế. Sự phát triển của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh thời gian qua là kết quả thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước về chính sách kinh tế-xã hội trong đó có chính sách bảo hiểm xã hội, qua đó khơi dậy, huy động và khai thác tiềm năng to lớn về tiền vốn, sức lao động, tài nguyên, trí tuệ, kinh nghiệm, khả năng kinh doanh, quan hệ xã hội, thông tin và các nguồn lực khác vào phát triển kinh tế, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị xã hội.
Tháng 1/1997, quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội được thực hiện theo Quyết định số 177/BHXH ngày 30/12/1996 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tháng 1/2000, căn cứ Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 20/QĐ-TTg ngày 26/01/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Thông tư số 85/1998/QĐ-BTC ngày 25/06/1998 của Bộ Tài chính hướng dẫn Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; quy trình quản lý thu được thực hiện theo Quyết định số 2902/1999/QĐ-BHXH ngày 23/11/1999 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Quyết định này đã quy định rõ hơn về nghĩa vụ, trách nhiệm, của các bên tham gia bảo hiểm xã hội trong việc thu nộp bảo hiểm xã hội; về quản lý và tổ chức thu bảo hiểm xã hội.
Tháng 7/2003, căn cứ Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam; căn cứ Quyết định số 02/2003/QĐ-TTg ngày 02/01/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ban hành về Quy chế quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; quy trình quản lý thu bảo hiểm xã hội, BHYT bắt buộc được thực hiện theo Quyết định số 722/QĐ-BHXH-BT ngày 26/5/2003 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Tháng 01/2007 Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29/6/2006 có hiệu lực thi hành; căn cứ Quyết định số 41/2007QĐ-TTg ngày 29/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý tài chính đối với Bảo hiểm xã hội Việt Nam; quy trình
quản lý thu bảo hiểm xã hội, BHYT được ban hành theo Quyết định số 902/QĐ- BHXH-BT ngày 26/6/2007 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam phù hợp với quy định Luật Bảo hiểm xã hội. Đến tháng 01/2008 Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quyết định số 1333/QĐ-BHXH ngày 26/02/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều được quy định tại Quyểt định 902/QĐ-BHXH-BT ngày 26/6/2007.
Như vậy từ năm 1995 đến nay, Bảo hiểm xã hội Việt nam đã 5 lần thay đổi quy định về công tác quản lý thu bảo hiểm xã hội. Đây là vấn đề tất yếu khách quan nhằm chuẩn hóa hệ thống tổ chức và quản lý thu bảo hiểm xã hội sao cho phù hợp với tình hình thực tế, đồng thời phản ánh ngành Bảo hiểm xã hội ngày càng lớn mạnh cả về lượng và chất; bên cạnh đó cũng cho thấy rằng công tác quản lý thu nói chung và đối với khu vực doanh nghiệp nói riêng ngày càng đa dạng và phức tạp.