Công tác thanh tra kiểm soát được ở đây đề cập đến vấn đề về sự tuân thủ pháp luật Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp. Trình tự tuân thủ pháp luật có tầm quan trọng căn bản cho bất kỳ một chế độ Bảo hiểm xã hội nào theo bất kỳ kiểu đóng góp nào. Vì vậy, hệ thống Bảo hiểm xã hội nên thường xuyên kiểm tra mức độ tuân thủ trong những điều kiện kinh tế xã hội khác nhau để đảm bảo thu đầy đủ, đúng kỳ, đúng quy định tiền đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
Pháp luật Bảo hiểm xã hội quy định cụ thể các nhóm đối tượng người sử dụng lao động nào và những người lao động nào phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội, đồng thời cũng đòi hỏi họ phải đăng ký với cơ quan Bảo hiểm xã hội. Thế nhưng, bao giờ cũng có những doanh nghiệp và thậm chí cả những người lao động tìm cách trốn tránh trách nhiệm của mình. Họ có nhiều cách trốn tránh khác nhau và với phạm vi khác nhau. Do vậy, một trong những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt khi thực thi pháp luật Bảo hiểm xã hội nói chung cũng như khi vận hành cơ chế thu bảo hiểm xã hội nói riêng là sự không tuân thủ của đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội. Với những đặc điểm như vậy nên một trong những tiêu chí đánh giá cơ chế quan trọng được đưa ra đó là xem xét tính kiểm soát được của cơ chế.
Tính kiểm soát được đảm bảo tính hiệu quả và hiệu lực của cơ chế thu bảo hiểm xã hội bởi lẽ có giám sát, kiểm tra thì mới phát hiện những mặt được và chưa được của cơ chế thu bảo hiểm xã hội. Khả năng kiểm soát được hiểu theo 2 hướng: một là kiểm soát của xã hội đối với các cơ quan thu bảo hiểm xã hội được gọi là kiểm soát bên ngoài; hai là kiểm soát việc thu, nộp bảo hiểm xã hội của chính cơ quan Bảo hiểm xã hội gọi là kiểm soát nội bộ. Cụ thể, kiểm soát nội bộ thường tập trung vào việc kiểm soát các điểm sau đây:
-Tính chính xác của các bản báo cáo chi tiết liên quan đến doanh nghiệp. -Tính chính xác của dữ liệu liên quan đến cá nhân người lao động.
-Các khoản tiền lương, tiền công ở từng giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội. -Tính chính xác của việc khấu trừ tiền lương để nộp đóng bảo hiểm xã hội; xác nhận số tiền khấu trừ cụ thể nếu có thể;
-Số tiền cụ thể phải đóng góp và số tiền nộp phạt (nếu có).
Kiểm tra, kiểm soát bên ngoài: là những cuộc kiểm tra, kiểm soát tiến hành tại cơ sở, nhà xưởng của doanh nghiệp mà mục tiêu hàng đầu là xác định trách nhiệm đóng góp của doanh nghiệp và đảm bảo rằng họ làm tròn trách nhiệm của mình bằng cách nộp tiền Bảo hiểm xã hội đầy đủ và đúng hạn. Các cuộc kiểm tra này cũng phải so sánh các khoản tiền lương tiền công thực lĩnh với các khỏan được ghi trong các bản báo cáo nộp cho cơ quan Bảo hiểm xã hội.
Các cuộc kiểm tra này còn phải có cả các cán bộ làm công tác kiểm tra của cơ quan Bảo hiểm xã hội tiến hành để nhằm:
-Khả năng kiểm soát việc thu, nộp bảo hiểm xã hội của các cơ quan khác liên quan.
-Chế tài khen thưởng, xử phạt đối với việc thu, nộp bảo hiểm xã hội.