Tăng cường tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 89)

Ở NAM ĐỊNH

3.2.3.Tăng cường tổ chức thực hiện thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

doanh nghiệp

Muốn tổ chức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp đạt hiệu quả cao thì sự phối hợp giữa các bộ phận trong cơ quan Bảo hiểm xã hội giữa phòng Thu với Bảo hiểm xã hội các huyện, giữa cơ quan Bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp phải nhịp nhàng, ăn khớp và phù hợp với thực tế. Sự phối kết hợp với các ngành có liên quan, nhất là ngành Lao động-Thương binh và Xã hội; Ngành Lao động-Thương binh và Xã hội đóng vai trò là trung tâm của công tác phối hợp, bởi vì đây là cơ quan ban hành chính sách, kiểm tra và quản lý việc đăng ký hợp đồng lao động làm cơ sở xác định quan hệ Bảo hiểm xã hội. Đây cũng chính là cơ quan thực hiện công tác kiểm tra, xử phạt hành chính vi phạm chính sách bảo hiểm xã hội. Chính vì thế, Bảo hiểm xã hội Việt Nam nhất thiết phải xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và thường xuyên, xây dựng quy chế phối hợp rõ ràng giữa ngành Bảo hiểm xã hội với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội huyện với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội các huyện. Tại cấp tỉnh cần thành lập tổ thường trực giám sát việc phối hợp. Thành phần của tổ thường trực gồm:

+Về phía Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh gồm: Trưởng phòng Lao động-Tiền lương; Chánh Thanh tra Sở; Chuyên viên Thanh tra Sở; Chuyên viên Phòng Lao động-Tiền lương

+Về phía Bảo hiểm xã hội tỉnh gồm: Trưởng phòng Kiểm tra; Trưởng phòng thu; Chuyên viên phòng kiểm tra; Chuyên viên phòng thu.

Nhiệm vụ của Tổ thường trực gồm:

+Cuối mỗi quý hoặc trong trường hợp có vấn đề cần trao đổi để thực hiện, Tổ thường trực sẽ họp để nghe, nắm bắt tình hình phối hợp giữa hai ngành cũng như

tình hình các doanh nghiệp thực hiện chính sách pháp luật lao động để có biện pháp xử lý kịp thời những doanh nghiệp cố tình vi phạm chính sách pháp luật lao động và Bảo hiểm xã hội.

+Chuẩn bị các công việc để tổ chức tập huấn về pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội, hội nghị đánh giá hoạt động phối hợp trong năm và đề ra kế hoạch thực hiện năm sau.

Hoạt động giám sát sự phối hợp của Bảo hiểm xã hội tỉnh với Sở Lao động- Thương binh và Xã hội nên tập trung cụ thể như sau:

+Tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội

+Tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra. Định kỳ vào ngày 20 hằng tháng, Bảo hiểm xã hội tỉnh cung cấp thông tin cho Sở Lao động-Thương binh và Xã hội danh sách các doanh nghiệp nợ Bảo hiểm xã hội từ 3 tháng trở lên hoặc từ 100 triệu đồng trở lên; tình hình các doanh nghiệp khắc phục những sai phạm sau khi thanh tra, kiểm tra và cung cấp thông tin về thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp theo yêu cầu của Thanh tra Sở để tăng cường quản lý đối với doanh nghiệp. Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cung cấp thông tin kết quả xử lý doanh nghiệp vi phạm đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố để biết. Vào ngày 25 của tháng cuối quý, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội cùng Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố họp đánh giá tình hình kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp, qua đó sẽ có biện pháp hoặc kiến nghị với UBND tỉnh xử lý những doanh nghiệp vi phạm đã xử phạt nhưng vẫn cố tình không khắc phục hậu quả, nhằm ngăn ngừa đối với các doanh nghiệp khác.

Hoạt động giám sát sự phối hợp của Bảo hiểm xã hội huyện với Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội nên tập trung cụ thể vào những nội dung sau:

+Thực hiện trao đổi thông tin hằng tháng giữa 02 cơ quan nhằm nắm bắt kịp thời việc chấp hành pháp luật lao động, Bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp. Cuối năm tổng hợp thông tin, báo cáo tình hình thực hiện về Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh và Bảo hiểm xã hội tỉnh.

+Định kỳ hàng tháng Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội sẽ thông báo danh sách các đơn vị đăng ký sử dụng lao động, đăng ký thang lương, bảng lương; trên cơ sở đó Bảo hiểm xã hội huyện yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện việc trích nộp bảo hiểm xã hội theo quy định và thông báo đến Phòng Lao động-

Thương binh và Xã hội các đơn vị vi phạm pháp luật Bảo hiểm xã hội để phối hợp kiểm tra và xử lý.

-Phối hợp giữa Bảo hiểm xã hội các tỉnh với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh. Bảo hiểm xã hội tỉnh chủ động xây dựng quy chế phối hợp theo hướng đề nghị Sở kế hoạch đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp cung cấp thông tin kịp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 89)