Ở NAM ĐỊNH
3.3.2. Kiến nghị đối với Bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc các doanh nghiệp
doanh nghiệp
-Mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và hình thức tham gia: Đây là mục tiêu hàng đầu có tính chất sống còn đối với hoạt động bảo hiểm xã hội Việt Nam. Hiện nay dân số nước ta khoảng hơn 86 triệu người, trong đó lực lượng lao động là gần 48 triệu người. Có thể nói, đây là một nguồn lao động phong phú và đầy tiềm năng tham gia bảo hiểm xã hội. Việc mở rộng phạm vi áp dụng Bảo hiểm xã hội cho mọi người trong các thành phần kinh tế đã được Đảng và Nhà nước khẳng định. Tuy nhiên, cần có bước đi thích hợp để thực hiện nhất là lao động nông nghiệp và lao động độc lập do khả năng thu nhập của họ còn hạn chế. Vì vậy ngoài hình thức Bảo hiểm xã hội bắt buộc Luật Bảo hiểm xã hội đã quy định về hình thức Bảo hiểm xã hội tự nguyện có liên thông với Bảo hiểm xã hội bắt buộc để thực hiện chế độ Bảo hiểm xã hội chủ yếu là hưu trí tử tuất... Tuy nhiên, cần quy định thêm nếu đối tượng khi tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa tham gia BHYT thì yêu cầu phải tham gia BHYT đồng thời.
-Các cơ quan thực hiện Bảo hiểm xã hội cho lao động trong các doanh nghiệp gắn bó với người lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội trớc hết là bằng chính hành động trong việc quản lý hồ sơ, thủ tục hành chính, sổ sách thu chi; chi trả trợ cấp chế độ đúng, đủ, kịp thời...Từ đó tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong người lao động về hình ảnh của cơ quan, về hoạt động vì mục đích an sinh xã hội mà đơn vị đang thực hiện, biến những người lao động thành những tuyên truyền viên tích cực về chính sách bảo hiểm xã hội.
-Do đặc điểm của lao động trong các doanh nghiệp là thu nhập thấp, việc làm không ổn định, khả năng đóng góp còn nhiều hạn chế. Do đó khi triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội đối với khu vực này cần có sự linh hoạt, tiến hành từng bước tránh tư tưởng chủ quan nóng vội. Phải có sự xác định đây là cả một quá trình lâu dài cần có thời gian và công sức vận động.
-Chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động đảm bảo phải được thực hiện trong hệ thống quản lý thống nhất lấy Bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật lao động, luật Bảo hiểm xã hội làm chỗ dựa để thực hiện Bảo hiểm xã hội cho người lao động. Cần đặt quyền lợi về chính sách bảo hiểm xã hội của người lao động lên hàng đầu, cải tiến hợp lý quy trình giải quyết chế độ, cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thủ tục di chuyển, tạo các điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng chế độ chính sách bảo
hiểm xã hội cho người lao động, điều đó sẽ có tác động tích cực đến việc phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.
-Bảo hiểm xã hội trong các doanh nghiệp được triển khai với số lượng lao động thuộc diện tham gia lớn nên việc tổ chức quản lý sẽ hết sức phức tạp. Điều đó đòi hỏi những người làm công tác này phải là những người có chuyên môn, có kinh nghiệm trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội mới có thể đảm bảo được yêu cầu của công việc. Do vậy, việc tổ chức lãnh đạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác này là hết sức cần thiết. Phải xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ Bảo hiểm xã hội vừa hồng, vừa chuyên, có phẩm chất chính trị tốt, yêu ngành, yêu nghề; giỏi về chuyên môn nghiệp vụ; nắm chắc chính sách chế độ của Đảng và Nhà nước; Có ý thức trách nhiệm trong các công việc, có năng lăng lực chỉ đạo điều hành, có ý thức tổ chức kỷ luật trong lao động, khả năng trong giao tiếp, am hiểu về công nghệ thông tin. Bên cạnh đó Vụ Bảo hiểm xã hội-Bộ lao động và thương binh xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam cần có sự hợp tác với Bảo hiểm xã hội các nước trong khu vực và trên thế giới để từ đó có điều kiện tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội nói chung và đối với các doanh nghiệp nói riêng.