Thực trạng thực hiện quy trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 62)

Bảo hiểm xã hội thành phố Nam

2.2.3. Thực trạng thực hiện quy trình tổ chức thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp

đối với doanh nghiệp

Theo quy định tại Quyết định số 4969/QĐ-BHXH ngày 10/11/2008 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và chế độ quản lý của các phòng nghiệp vụ thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định căn cứ tình hình thực tế ở tỉnh đã triển khai như sau:

-Phân cấp quản lý thu bảo hiểm xã hội cho phòng Thu, Bảo hiểm xã hội các huyện và thành phố Nam Định chịu trách nhiệm quản lý, lập kế hoạch thu và thực hiện thu bảo hiểm xã hội trên địa bàn.

-Xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu liên quan đến người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT trên địa bàn tỉnh.

-Xây dựng kế hoạch và hướng dẫn, kiểm tra tình hình thực hiện công tác thu, cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT theo phân cấp quản lý và quyết toán số tiền thu bảo hiểm xã hội, BHYT đối với Bảo hiểm xã hội huyện theo định kỳ quý, 6 tháng, năm

-Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố: Tổ chức, hướng dẫn thực hiện thu bảo hiểm xã hội, BHYT; cấp sổ Bảo hiểm xã hội, thẻ BHYT đối với doanh nghiệp và người lao động trên địa bàn.

-Hàng quý, Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố và Phòng Thu có trách nhiệm tổng hợp kết quả thu để báo cáo Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Bước 1: Lập và giao kế hoạch thu

Đối với công tác thu bảo hiểm xã hội thì kế hoạch thu là cơ sở để tổ chức, thực hiện, quản lý, theo dõi công tác thu bảo hiểm xã hội ở từng doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội nói riêng và của toàn ngành bảo hiểm xã hội nói chung. Lập kế hoạch thu cũng góp phần tổ chức thực hiện quản lý các công tác khác của ngành bảo hiểm xã hội như hoạch định phương hướng phát triển lâu dài của toàn ngành, hoàn chính chế độ chính sách, quản lý và phát triển quỹ bảo hiểm xã hội. Kế hoạch thu lập ra càng chính xác, càng phù hợp với thực tiễn thì công tác tổ chức thực hiện thu, điều hành quản lý công tác thu càng chủ động và đạt kết quả tốt bấy nhiêu. Chính vì thế, đây là bước quan trọng nhất trong các khâu của bảo hiểm xã hội,

Bước 2: Xác định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và xác định mức thu bảo hiểm xã hội.

Đây là bước xác định đúng đối tượng, đúng mức thu bảo hiểm xã hội cho mỗi người lao động tham gia, tránh tình trạng doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội cho người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Bước 3: Tổ chức thu và đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động nộp bảo hiểm xã hội.

Đây là bước quan trọng nhất trong hoạt động của cơ quan BHXH vì có thu được tiền bảo hiểm xã hội thì quỹ bảo hiểm xã hội mới tồn tại và phát triển, việc thu tiến hành ở tất cả các tỉnh, huyện theo định kỳ hàng tháng.

Hàng tháng, căn cứ vào danh sách lao động và quỹ tiền lương trích nộp bảo hiểm xã hội do các doanh nghiệp lập và danh sách lao động điều chỉnh tăng, giảm nộp bảo hiểm xã hội hàng quý, Bảo hiểm xã hội các tỉnh, huyện đôn đốc và tổ chức thu bảo hiểm xã hội theo quy định. Đồng thời các đơn vị quản lý đối tượng sau khi đã nhận được thông báo của cơ quan Bảo hiểm xã hội thì căn cứ vào đó để tiến hành đóng bảo hiểm xã hội theo đúng thời gian quy định, chậm nhất là vào kỳ lương cuối trong tháng.

Hàng tháng nếu doanh nghiệp có những biến động về lao động, về mức đóng bảo hiểm xã hội của người lao động (tăng lương, giảm lương, tăng lao động, giảm lao động, lao động chuyển công tác, nghỉ ốm, nghỉ thai sản…) thì phải thông báo cơ

quan Bảo hiểm xã hội bằng danh sách điều chỉnh để cơ quan Bảo hiểm xã hội để kịp thời điều chỉnh trong hồ sơ quản lý.

Bước 4: Chuyển tiền.

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội các cơ quan Bảo hiểm xã hội thu bảo hiểm xã hội bằng hình thức chuyển khoản.

Bước 5: Thống kê số liệu và lập báo cáo

Định kỳ hàng tháng Bảo hiểm xã hội huyện báo cáo Bảo hiểm xã hội tỉnh để Bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Trên địa bàn tỉnh Nam Định, việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội luôn được Bảo hiểm xã hội tỉnh quan tâm hàng đầu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp bởi vì khu vực này có số đơn vị và số lao động tham gia bảo hiểm xã hội rất lớn nhưng cho đến nay mới chỉ tham gia bảo hiểm xã hội được rất ít.

Bảng số 2 cho thấy từ năm 2004 đến nay, số đơn vị là doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội thuộc tăng nhanh với tốc độ phát triển bình quân đạt 12,35%/năm. Năm 2006 và năm 2008 là năm có số tăng cao nhất (16,7%) so với các năm. Nguyên nhân là do đến năm 2005 các doanh nghiệp Nhà nước mới tiến hành cổ phần hoá, lực lượng lao động dôi dư chuyển sang làm tại các doanh nghiệp tư nhân hoặc thành lập mới nhiều doanh nghiệp tư nhân; Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội. Tính đến năm 2010, số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội tăng 338 đơn vị, gấp hơn 2 lần so với năm 2004, là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 01/2003/NĐ-CP.

Bảng 2.2: Số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Nam Định Chỉ tiêu Đơn vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Bình quân 1 năm

Số đơn vị đã tham gia bảo hiểm xã hội

đơn vị 306 340 397 461 538 588 644 Tốc độ phát triển so với năm trước % 7,3 11 16,7 16,1 16,7 9,2 9,5 12,35 Tổng số đơn vị thuộc khối doanh nghiệp

đơn

vị 1.046 1.387 1.767 2.356 2.931 3.622 3.988 Tỷ lệ đơn vị

tham gia bảo hiểm xã hội so với tổng số

% 29,2 24,5 22,4 19,5 18,3 16,2 16,1

Nguồn: Theo số liệu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định qua báo cáo các năm

Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 12,35%. Tỷ lệ doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội so với tổng số doanh nghiệp của tỉnh Nam Định ngày càng giảm do số doanh nghiệp trong năm được cấp giấy phép kinh doanh nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội. Nếu như năm 2004 số đơn vị tham gia chiếm 29,2% thì đến năm 2010 chỉ chiếm 16,1% (xem biểu đồ số 1 dưới đây)

Biểu đồ 2.1: Số doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội trên địa bàn tỉnh Nam Định

Bảng 2.3: Số lao động thuộc doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Nam Định (năm 2003=35773 người)

Chỉ tiêu Đơn

vị tính 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Bình quân 1 năm

Số lao động đã tham gia

lao

động 36470 37728 45850 51801 53142 53261 53473 Tốc độ phát triển

so với năm trước % 1,94 3,44 2,15 1,29 2,5 0,02 0,03 1,63 Tốc độ phát triển

so với năm 2003 % 1,94 5,46 28,16 44,8 48,55 48,86 49,47 Tổng số lao động thuộc doanh nghiệp lao động 109410 109411 110040 111379 116742 117582 118981 Tỷ lệ lao động tham gia bảo hiểm xã hội so với tổng số lao động thuộc doanh nghiệp

% 33,3 34,48 41,67 46,51 45,52 45,30 44,94

Nguồn: Theo số liệu báo cáo tổng hợp qua các năm ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định

Qua bảng 3 cho thấy, số lao động khu vực doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2010 có 53.473 lao động tăng 49,47% so với năm 2003. Tỷ lệ người lao động trong các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội các năm đầu khi thực hiện Nghị định 01/NĐ-CP tăng, nhưng năm 2007, khi thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội thì số lao động tham gia bảo hiểm xã hội lại giảm và rất thấp so với tổng số lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội. Tốc độ phát triển lao động tham gia bảo hiểm xã hội qua hàng năm bình quân chỉ đạt 1,63% (xem biểu đồ số 2).

Biểu đồ 2.2: Số lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội so với tổng số lao động thuộc doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Nam Định

Nguồn: Theo số liệu báo cáo tổng hợp qua các năm ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định

Quản lý việc tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động là một trong những yêu cầu quan trọng quản lý thu bảo hiểm xã hội, mà tập trung là quản lý việc đóng Bảo hiểm xã hội của họ. Vì vậy quản lý quỹ Bảo hiểm xã hội đặt ra nhiệm vụ tiên quyết là phải quản lý được tiền lương, thu nhập… của người lao động, để từ đó quản lý sự đóng góp Bảo hiểm xã hội của họ. Số phải thu bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở quỹ tiền lương người lao động trích nộp Bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp. Từ năm 2005 đến 2009, cùng với việc thực hiện thu BHYT thì mức thu bảo hiểm xã hội, BHYT được tính bằng 23% (20% Bảo hiểm xã hội, 3% BHYT) quỹ tiền lương của doanh nghiệp; Từ năm 2010 mức thu bảo hiểm xã hội, BHYT được tính bằng 285% (22% Bảo hiểm xã hội, 4,5% BHYT, 2% bảo hiểm thất nghiệp) quỹ tiền lương của doanh nghiệp

Bảng 2.4: Doanh số Bảo hiểm xã hội theo số phải thu

Năm

Doanh nghiệp Toàn tỉnh Tỷ trọng số

phải thu của doanh nghiệp trong tổng số phải thu (%) Số phải thu (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Số phải thu (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) 2004 61.287 141.528 43,30 2005 71.829 17,2 165.722 17,09 43,34 2006 103.723 69,25 238.185 67,82 43,20 2007 143.312 19,26 314.248 12,98 45,60 2008 174.096 21,48 381.356 21,35 45,65 2009 223.996 28,66 505.960 32,67 44,27 2010 279.413 24,74 666.081 31,64 41,94 Bình quân 151.094 30,09 279.674 30,59 43,90

Nguồn: Theo số liệu báo cáo tổng hợp qua các năm ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định

Cùng với sự phát triển không ngừng cả về số lượng doanh nghiệp và lao động khu vực doanh nghiệp tham gia bảo hiểm xã hội ngày càng tăng, số tiền phải thu bảo hiểm xã hội ở khu vực này ngày càng tăng qua các năm. Năm 2006 là năm có tốc độ phát triển cao nhất so với các năm. Nguyên nhân do năm này khu công nghiệp lớn nhất tỉnh Nam Định bắt đầu hoạt động, có 1 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội cho gần 9.000 lao động. Năm 2007 là năm đầu tiên thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, số phải thu bảo hiểm xã hội là 314.248 triệu đồng tăng 12,98% so với năm 2006. Tỷ trọng số phải thu khối doanh nghiệp so với tổng số phải thu toàn tỉnh đồng đều qua các năm.

Bảng 2.5: Doanh số Bảo hiểm xã hội theo số thực thu

Năm

Khối doanh nghiệp Toàn tỉnh Tỷ trọng số thực thu khối doanh nghiệp trong tổng số tiền thực thu (%) Số thực thu (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) Số thực thu (Triệu đồng) Tốc độ phát triển (%) 2004 60.373 134.373 44,92 2005 80.557 33,43 168.927 20,45 52,31 2006 101.182 25,60 229.552 35,88 44,07 2007 140.372 38,73 294.067 28,10 47,73 2008 175.357 24,92 360.635 22,63 51,37 2009 215.460 22,86 429.294 19,03 49,81 2010 284.479 32,03 579.396 34,96 50,90 Bình quân 151.111 29,59 313.749 26,84 48,16

Nguồn: Theo số liệu báo cáo tổng hợp qua các năm ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định

Qua bảng 5 cho ta thấy số tiền thực thu khối doanh nghiệp bình quân giai đoạn 2005-2010 đạt 151.111 triệu đồng, bằng 48,16% so với tổng số tiền thực thu toàn tỉnh. Tốc độ phát triển liên hoàn bình quân giai đoạn này của khối doanh nghiệp đạt 29,59% trong khi toàn tỉnh chỉ đạt 26,84%. Điều này chứng tỏ tiềm năng thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tăng dần.

Tình hình thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp tại các huyện, thành phố Nam Định sẽ giúp nhà quản lý quyết định nên tập trung thu bảo hiểm xã hội ở các huyện, thành phố nào, đồng thời phân bố các nguồn lực ở từng huyện, thành phố ra sao đế đảm bảo khai thác hiệu quả công tác thu.

Bảng 2.6: Kết quả thu bảo hiểm xã hội khối doanh nghiệp tại các huyện, thành phố năm 2010 Số TT Huyện Số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội Lao động (Người) Phải thu (triệu đồng) Thực thu (triệu đồng) Tỷ lệ nợ đọng (%) 1 TP Nam Định 316 8958 43387 43133 0.59% 2 Huyện Mỹ Lộc 14 1664 6238 6379 -2.26% 3 Huyện Vụ Bản 20 565 3124 3008 3.71% 4 Huyện Ý Yên 23 512 2873 3204 -11.52%

5 Huyện Nghĩa Hưng 23 874 6549 6601 -0.79%

6 Huyện Nam Trực 27 1342 6316 4790 24.16%

7 Huyện Trực Ninh 25 377 2058 2022 1.75%

8 Huyện Xuân Trường 28 645 3317 3315 0.06%

9 Huyện Giao Thuỷ 33 1224 5661 5685 -0.42%

10 Huyện Hải Hậu 35 871 5389 5411 -0.41%

11 Phòng Thu 100 34171 195786 113949 41.80%

Nguồn: Theo số liệu báo cáo tổng hợp qua các năm ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Nam Định

Qua bảng 6 cho thấy Phòng Thu và thành phố Nam Định có số đơn vị, số lao động và số tiền phải thu bảo hiểm xã hội lớn nhất, trong khi huyện Vụ Bản và Ý Yên có số đơn vị, số lao động và số tiền phải thu nhỏ nhất; Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp phân bố không đồng đều giữa các khu vực, chủ yếu tập trung tại địa bàn thành phố Nam Định là nơi có các khu công nghiệp và cụm công nghiệp lớn.

Về tỷ lệ nợ đọng: Việc nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như: doanh nghiệp chiếm dụng tiền bảo hiểm xã hội để tăng vốn sản xuất kinh doanh, có đơn vị đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội rồi nộp một hai kỳ để có điều kiện tham gia đấu thầu hoặc ký kết hợp đồng gia công sản phẩm cho doanh nghiệp Nhà nước rồi dừng đóng, có đơn vị do sản xuất kinh doanh gặp khó khăn nên dừng đóng...Ngoài ra còn có một số trường hợp doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã nộp hoặc đã đối chiếu theo dõi công nợ tiền bảo hiểm

xã hội nay giải thể, phá sản, dừng hoạt động...không còn chủ sở hữu hoặc chưa có biện pháp để giải quyết số nợ này, phải treo nhiều năm.

Nhìn chung, tình trạng nợ đọng bảo hiểm xã hội ở khối doanh nghiệp luôn ở mức cao đặc biệt là khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đây là một vấn đề nan giải, không thể giải quyết một sớm một chiều mà đòi hỏi sự nỗ lực của các cấp các ngành đặc biệt là cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải có những biện pháp hữu hiệu hơn trong tổ chức thu, góp phần thực hiện tốt hơn nữa chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc các doanh nghiệp.

Đối với địa bàn tỉnh Nam Định, tỷ lệ nợ đọng còn khá cao, Phòng Thu là đầu mối có số phải thu bảo hiểm xã hội lớn nhất và cũng chiếm tỷ lệ nợ đọng cũng lớn nhất 41,80% so với tổng số phải thu, ngoài ra còn có một số huyện như Nam Trực có số đơn vị và số phải thu bảo hiểm xã hội không đáng kể nhưng tỷ lệ nợ đọng cao chiếm đến 24,16% so với số phải thu. Để các doanh nghiệp buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã triển khai các hình thức như tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp; Thông báo các doanh nghiệp có số nợ đọng lớn và kéo dài trên các phương tiện thông tin đại chúng, báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước về Bảo hiểm xã hội; Và đang nghiên cứu các thủ tục để khởi kiện những doanh nghiệp nợ đọng ra Toà án lao động.

Từ khi Nghị định số 01/NĐ-CP có hiệu lực từ năm 2003 và nhất là khi luật

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM (LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH NAM ĐỊNH) (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w