Ở NAM ĐỊNH
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản chính sách thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp
tiêu cụ thể sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp theo hướng bảo đảm bảo hiểm xã hội đối với mọi người lao động ở các loại hình doanh nghiệp, trước tiên tập trung vào loại hình doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoài quốc doanh, sau đó là doanh nghiệp cổ phần Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần tư nhân, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể.
Thứ hai: Hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội với doanh nghiệp theo hướng tăng cường vai trò, ý thức tự giác của doanh nghiệp và người lao động. Tuyên truyền sâu rộng các chính sách bảo hiểm xã hội để đông đảo người lao động hiểu rõ về trách nhiệm và quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Thứ ba: Hoàn thiện hệ thống văn bản, chính sách về thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ nộp bảo hiểm xã hội. Trong đó, các định chế cần phải được quy định rõ ràng và chặt chẽ để các doanh nghiệp dễ dàng thực hiện, đưa ra các chế tài nghiêm minh để sử lý các doanh nghiệp vi phạm các chính sách bảo hiểm xã hội.
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với cácdoanh nghiệp doanh nghiệp
3.2.1. Hoàn thiện các văn bản chính sách thu bảo hiểm xã hội đối với các doanh nghiệp với các doanh nghiệp
Chính sách về Bảo hiểm xã hội luôn được điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của đất nước, vì vậy, để thực hiện tốt thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp phải dựa theo các văn bản chỉ đạo từ Trung ương để áp dụng linh hoạt ở từng địa phương trong tỉnh. Muốn vậy, khi triển khai thực hiện cần phải có lộ trình
thích ứng nhằm đảm bảo khai thác triệt để số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội nhưng chưa tham gia bảo hiểm xã hội nhất là đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể. Lộ trình được chia làm 3 giai đoạn với những nội dung cơ bản sau:
*Giai đoạn 1 (2011-2013):
Xây dựng và triển khai thực hiện đề án “mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT theo Luật Bảo hiểm xã hội và Luật BHYT”. Xây dựng các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện. Kiến nghị, đề xuất, tham gia với các Sở, Ngành, Bảo hiểm xã hội Việt Nam để trình Chính phủ nội dung cụ thể để triển khai BHYT toàn dân; thay đổi và hoàn chỉnh phương thức quản lý, thu nộp bảo hiểm xã hội và BHYT.
Kết thúc giai đoạn này, các kế hoạch đặt ra đều hoàn thành, là tiền đề để thực hiện tốt các kế hoạch của giai đoạn sau:
*Giai đoạn 2 (2014-2020):
Tổng hợp, rút kinh nghiệm, tổ chức phổ biến, hướng dẫn Bảo hiểm xã hội các huyện triển khai từng bước thực hiện đề án xong trước ngày 31/12/2014. Phấn đấu đến năm 2015 thực hiện BHYT cho khoảng 85% dân số trong tỉnh. Phối hợp với cơ quan ban ngành chức năng ở địa phương kiểm tra, xác định đầy đủ số lượng đơn vị và lao động thuộc các doanh nghiệp. Xây dựng chương trình, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng về lý luận, kinh nghiệm quản lý, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thu đến cấp huyện. Nâng cao năng lực quản lý của hệ thống Bảo hiểm xã hội, bổ sung, kiện toàn đội ngũ cán bộ Bảo hiểm xã hội các cấp có đủ điều kiện về mặt năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý Nhà nước, ngoại ngữ, tin học; về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và công tác xã hội cho cán bộ Bảo hiểm xã hội từ tỉnh tới cơ sở.
Tiếp tục nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng luật Bảo hiểm xã hội. Kiến nghị với Nhà nước sớm sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội; những quy định về công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đóng bảo hiểm xã hội, BHYT cho người lao động; hoàn thiện chế tài xử lý khi các đơn vị phạm quy định về việc tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động có tính pháp lý cao, đặc biệt đối với các hành vi lợi dụng, chiếm dụng quỹ Bảo hiểm xã hội. Từng bước triển khai, đưa công nghệ thông tin vào quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT.
Trong giai đoạn này tập trung triển khai Bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tổ hợp tác, hộ kinh doanh cá thể. Phấn đấu để 100% số lao động thuộc khu vực ngoài quốc doanh tham gia bảo hiểm xã hội đảm bảo 100% người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo luật định được đóng và hưởng các chế độ về Bảo hiểm xã hội.
Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về chính sách bảo hiểm xã hội. BHYT với nhiều hình thức phong phú, nội dung thiết thực đối với người lao động, người sử dụng lao động và đông đảo tầng lớp nhân dân trong xã hội. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh cũng như địa phương, mở các chuyên mục giải đáp chính sách, chế độ về Bảo hiểm xã hội, BHYT. Thực hiện nối mạng thông tin toàn quốc để quản lý, giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội thông qua cơ sở dữ liệu cập nhật và lưu trữ trên mạng.
Một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt hơn nữa chính sách bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các doanh nghiệp
Theo dự kiến, số người tham gia bảo hiểm xã hội sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2010-2020. Như vậy, kỳ vọng vào sự phát triển của Bảo hiểm xã hội khu vực doanh nghiệp là rất lớn. Sự phát triển của nền kinh tế cùng với xu hướng chuyển dịch kinh tế Nhà nước sang kinh tế cá thể, tư bản, tư nhân trong tương lai sẽ là điều kiện cho khu vực này phát triển. Đó sẽ là một bộ phận quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm thu hút một lực lượng lớn lao động xã hội.
Tuy nhiên, để mục tiêu trên trở thành hiện thực cần đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ ngành Bảo hiểm xã hội, mà trước hết là thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội theo đúng kế hoạch đã định trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cũng cần phải có một số giải pháp, định hướng cụ thể nhằm góp phần tạo điều kiện cho công việc thực thi chính sách bảo đảm đem lại hiệu quả một cách tốt nhất.
Xuất phát từ thực tế thực hiện Bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc doanh nghiệp trong thời gian qua, có thể thấy rằng để thực hiện tốt hơn nữa chính sách bảo hiểm xã hội cho lao động thuộc doanh nghiệp thì cần phải có giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình và xu hướng kinh tế xã hội nước ta. Có thể áp dụng một số giải pháp sau:
-Thứ nhất: Ổn định phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao thu nhập của người lao động:
Tiếp tục phát triển kinh tế ổn định và bền vững cũng là điều kiện quan trọng để thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho người lao động. Trong điều kiện kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy cần có sự quan tâm của Nhà nước nhằm tạo ra sân chơi bình đẳng cho họ, đồng thời bảo đảm hệ số an toàn về việc làm, nâng cao tỷ lệ sử dụng thời gian lao động, bảo đảm an toàn về lương thực để người lao động có điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội. Để giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh thì Nhà nước cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ cho các doanh nghiệp ổn định về vốn, thị trường tiêu thụ, có hành lang pháp lý thông thoáng,...Và khi các doanh nghiệp ổn định sản xuất kinh doanh, thu nhập của người lao động sẽ được nâng cao, từ đó khả năng tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được bảo đảm hơn bởi vì: không có một người lao động nào nghĩ đến nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội nếu cân đối ngân sách thu-chi bị thiếu hụt. Trong trường hợp đó họ sẽ ưu tiên duy trì cuộc sống hiện tại, còn tương lai sẽ hy vọng vào một chỗ dựa khác. Như vậy có thể thấy rằng Bảo hiểm xã hội không vượt quá trạng thái kinh tế của mỗi nước.
-Thứ hai: Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền pháp luật, chính sách bảo hiểm xã hội. Trong quá trình tuyên truyền vận động thấy rằng hầu hết người lao động đang làm việc chưa được làm quen với chính sách bảo hiểm xã hội. Do đó, công tác thông tin tuyên truyền cho mỗi người lao động làm việc trong các thành phần kinh tế cũng như chủ sử dụng lao động, các cơ quan quản lý Nhà nước và các cán bộ , viên chức trong hệ thống Bảo hiểm xã hội nhận thức được đầy đủ về mục tiêu, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách bảo hiểm xã hội đối với đời sống của người lao động là hết sức cần thiết, để Bảo hiểm xã hội đến với từng gia đình, trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với người lao động.