Ở NAM ĐỊNH
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp
sử dụng lao động làm việc theo hợp động không xác định thời hạn (không khống chế các doanh nghiệp ngoài quốc doanh có sử dụng từ 10 lao động trở lên). Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09/01/2003 của Chính phủ đã sữa đổi bổ sung một số điều của Điều lệ Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29/6/2006 đã mở rộng phạm vi và đối tượng người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở nên và hợp đồng không xác định thời hạn trong các hoạt động theo luật doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh cá thể, tổ hợp tác; người lao động, xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã; các cơ sở bán công, dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hóa, y tế, giáo dục-đào tạo, khoa học, thể dục-thể thao và các ngành sự nghiệp khác; các tổ chức khác có sử dụng lao động.
Ở tỉnh Nam Định, căn cứ vào mục tiêu, định phướng phát triển kinh tế xã hội của toàn đất nước, ngày 03/7/2008 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020. Mục tiêu chủ yếu là đến năm 2020 tỉnh Nam Định sẽ phải tập trung mạnh vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, phát triển mạnh các lĩnh công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; Tập trung thu hút vốn đầu tư trong nước và nước ngoài bằng việc mở rộng các khu công nghiệp, phát triển nguồn nhân lực trong tỉnh. Như vậy, số lượng các doanh nghiệp và người lao động trong tỉnh sẽ tăng lên đáng kể, đặt ra vấn đề phải đẩy mạnh hoàn thiện quy trình thu bảo hiểm xã hội đối với doanh nghiệp tại tỉnh.
3.1.2. Phương hướng hoàn thiện cơ chế thu bảo hiểm xã hội đối vớidoanh nghiệp doanh nghiệp
Chính phủ chủ trương phát triển hệ thống bảo hiểm xã hội trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Trình độ phát triển của hệ thống Bảo hiểm xã hội được quyết định bởi mức độ phát triển của nền kinh tế. Nền kinh tế càng phát triển thì mức độ hoàn thiện Bảo hiểm xã hội yêu cầu phải càng cao. Vì vậy, muốn cơ chế thu bảo hiểm xã hội được hoàn thiện sao cho sát với yêu cầu thực tế thì cần phải dựa trên những quan điểm chủ yếu sau:
-Bảo hiểm xã hội hoạt động theo nguyên tắc lấy số đông bù số ít, nghĩa là phải có số đông người tham gia đóng bảo hiểm xã hội để trợ giúp số ít người không may bị rủi ro ốm đau, tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp... Đây chính là sự đoàn kết tương trợ cộng đồng mang tính nhân văn sâu sắc, đồng thời là sự điều tiết về tài chính bảo đảm cho xã hội an sinh.
-Nguyên tắc hoạt động của Bảo hiểm xã hội, BHYT là có đóng – có hưởng, cộng đồng chia sẻ rủi ro.
-Mọi người lao động sống và làm việc đều được phải có nghĩa vụ tham gia đóng bảo hiểm xã hội và được hưởng quyền lợi về Bảo hiểm xã hội.
-Cần phải giải quyết đúng và kịp thời các chế độ Bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm xã hội cho người lao động.
-Các nguồn đóng bảo hiểm xã hội phải đủ để đảm bảo thực hiện các chế độ trợ cấp cho những người tham gia bảo hiểm xã hội và bảo đảm cân đối quỹ, đồng thời phải phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội ở từng thời kỳ.
Trên cơ sở sự phát triển của hệ thống bảo hiểm xã hội, phương hướng hoàn