Vai trò của người cán bộ quản lý trường học theo quan điểm mới.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 30)

Người CBQL trường học phải có vai trò kép là lãnh đạo và quản lý. Trong đó: - Lãnh đạo để luôn có được sự thay đổi và phát triển bền vững;

- Quản lý để các hoạt động có sự ổn định nhằm đạt được mục tiêu. Theo quan điểm mới cán bộ quản lý trường học là:

- Quản lý bằng pháp luật;

- Quản lý theo cơ chế phân cấp, dân chủ, tự chủ tự chịu trách nhiệm; - Quản lý theo phương thức tương tác, lấy nhà trường làm trung tâm.

Những yêu cầu cơ bản trong đổi mói đối với đội ngũ CBQL trường THCS trong giai đoạn hiện nay:

- Lãnh đạo và quản lý sự thay đổi nhà trường;

- Lập kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường; (trường phổ thông nói chung, trường trung học cơ sở nói riêng);

- Phát triển đội ngũ nhà trường phổ thông; - Xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường;

- Phát triển toàn diện giáo dục học sinh.

Tóm lại: QLGD và QL nhà trường lúc nào cũng đóng vai trò định hướng, là một trong những yếu tố mang tính đột phá và quyết định đến chất lượng và nhà trường và hiệu quả giáo dục. Cho nên đổi mới, phát triển công tác CBQL nói chung và phát triển đội ngũ CBQL trường học nói riêng (trong đó có nhà trường HCS) là một yếu tố khách quan và cũng là sự đòi hỏi cấp thiết của xã hội trong giai đoạn hiện nay, nhất là trong bối cảnh nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Tiểu kết chương 1

Từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi nhận thấy việc QL phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là làm cho đội ngũ đó được biến đổi theo chiều hướng đi lên, bao gồm: xây dựng đội ngũ đủ về số lượng, từng bước nâng cao chất lượng, đồng bộ về cơ cấu.

Biện pháp quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS là phương thức, cách thức của chủ thể QL (Phòng GD&ĐT) tổ chức thực hiện, điều hành các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu phát triển giáo dục THCS hiện nay.

Đó là quá trình xây dựng, phát triển đội ngũ có trình độ chuyên môn, trình độ chính trị, năng lực quản lý, có phẩm chất tốt, có trí tuệ cao và tay nghề thành thạo. Vấn đề cơ bản là nâng cao chất lượng đội ngũ nhằm giúp họ hoàn thành tốt vai trò, nhiệm vụ của người QL.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 30)