Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và khuyến khích tự bồi dưỡng cho CBQL các trường THCS

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 88)

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ QL 32 100 0 0 0 0 96 3.00 1 18 56.25 11 34.38 3 9.38 79 2.47

3.2.4.Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và khuyến khích tự bồi dưỡng cho CBQL các trường THCS

8 Sự phối hợp tốt với các lực lượng xã hội 30 9 42 6.3 00 94 2.9

3.2.4.Tăng cường tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ quản lý và khuyến khích tự bồi dưỡng cho CBQL các trường THCS

lý và khuyến khích tự bồi dưỡng cho CBQL các trường THCS

3.2.4.1. Mục đích của biện pháp

Xã hội ngày càng phát triển đặt ra yêu cầu phải biến đổi, phát triển giáo dục. Sự phát triển giáo dục, phát triển nhà trường đòi hỏi phải đổi mới công tác QL.

Thực hiện Chỉ thị số 4899/ CT - BGD&ĐT ngày 04/8/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2009 – 2010,chủ đề năm học được xác định là: “Đổi mới công tác quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”. Vì vậy muốn đổi mới thì tất cả CBQL trường học phải cần được đào tạo và bồi dưỡng trước khi đề bạt và bổ nhiệm, đồng thời sau khi đề bạt bổ nhiệm cũng cần tiếp tục đào tạo bồi dưỡng.

Nghị quyết Hội nghị lần III Ban Chấp hành TW Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước khẳng định: “Phấn đấu

chậm nhất từ năm 2005 trở đi, nói chung những cán bộ chủ chốt dưới 45 tuổi từ cấp huyện trở lên ít nhất phải có trình độ đại học về chuyên môn, cao cấp về lý luận chính trị. Đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm, đề bạt; khắc phục tình trạng bầu cử, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo”

Chất lượng CBQL được hình thành do nhiều nhân tố tác động, trong đó phần lớn là thông qua con đường GD&ĐT, bồi dưỡng. Chính vì vậy để xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL điều quan trọng là phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL và cán bộ kế cận.

3.2.4.2. Nội dung biện pháp

Đào tạo, bồi dưỡng CBQL là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm, hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong công tác quản lý, hình thành phẩm chất chính trị, tâm lý và năng lực hành động cho mỗi CBQL. Đào tạo, bồi dưỡng CBQL là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực, bù đắp những thiếu hụt của mỗi CBQL.

Thông qua đào tạo, bồi dưỡng mà mỗi CBQL tiếp nhận được những tri thức và kinh nghiệm, nhận thức được những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, biết vận dụng trong thực tiễn, biết nhận thức rõ chân lý, biết được cái hay, cái dở của mình để phấn đấu vươn lên trong công tác quản lý.

Cán bộ quản lý trường THCS là những người chịu trách nhiệm triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ phát triển giáo dục THCS ở mỗi địa phương. Điều này không chỉ đòi hỏi người CBQL có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý giỏi mà còn phải hiểu biết Chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nắm vững Điều lệ, những quy định của ngành đặc biệt những quy định về giáo dục THCS; nắm được tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương; có tầm nhìn xa, trông rộng, có nhận định, đánh giá đúng và dự báo được sự phát triển của sự vật hiện tượng…, vận dụng có hiệu

quả vào công tác quản lý nhà trường. Để đáp ứng được yêu cầu này, người CBQL cần phải được đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị.

CBQL cần phải được giáo dục, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống vì Bác Hồ đã dạy chúng ta: “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà

không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Như vậy phẩm chất đạo đức có tầm quan

trọng đối với mỗi con người. Hơn nữa, trong ngành giáo dục mà nhất là ở trường THCS, không chỉ CBQL mà tất cả đội ngũ giáo viên, mỗi người phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Đặc biệt người CBQL trường học là người đứng đầu trong một tập thể sư phạm chịu trách nhiệm quản lý, điều hành đơn vị thực hiện nhiệm vụ trồng người, giáo dục đào tạo những thế hệ công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, những người CBQL trước hết phải là những người gương mẫu trong môi trường văn hoá sư phạm, có ý thức và hành vi đạo đức, lối sống tốt đẹp.

3.2.4.2. Cách thức thực hiện

Học thường xuyên, học suốt đời là một tư tưởng lớn của thời đại, người CBQL phải là một tấm gương về tự học để vươn lên. Quản lý nhà trường theo quan niệm chung cũng là một nghề, mà môi trường làm việc có tính chất đặc thù.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 88)