M c đứ ộ
17. Khả năng hoàn thành công việc trong
những điều kiện khó khăn. 41 30.60 34 25.37 31 23.13 28 20.90 356 2.66 2
2.44
* Nhận xét:
- Vậy thực trạng về năng lực quản lý được đánh giá ở mức trung bình, có điểm trung bình của các nội dung là = 2,44. Trong đó:
- Nội dung được đánh giá cao nhất (mức khá) là nội dung: “Quản lý giám sát hoạt động và hành vi của bộ máy nhân sự”. = 2,88 (thứ bậc 1/17)
- Nội dung được đánh giá thấp nhất (mức đạt) là: “Có tư duy chiến lược, dám nghĩ dám làm, biết chấp nhận rủi ro” có = 2,13 (thứ bậc 17/17)
- Còn lại các nội dung thể hiện năng lực quản lý được xếp từ thứ bậc 8/17 cho đến thứ bậc 16/17 đều được đánh giá thấp hơn mức ở mức trung bình chung ( = 2,44). Tuy nhiên điều cần lưu ý là các nội dung sau được đánh giá mức độ chưa đạt có tỷ lệ rất cao:
+ “Năng lực quản lý hành chính, quản lý tài chính. Tổ chức thực hiện
các chính sách quy chế”.được đánh giá mức độ chưa đạt là 41,79%. ( = 2,19, thứ bậc 16/17)
+ “Có năng lực chỉ đạo kiểm tra các hoạt động dạy - học và các hoạt
động khác trong tầm quản lý. Công tác kiểm tra nội bộ trường học. Có khả năng đánh giá người khác đúng”, được đánh giá mức độ chưa đạt là 34,33%. ( = 2,26, thứ bậc 14/17).
+ “Phát triển những khả năng khoán việc giao lớp”, được đánh giá mức độ chưa đạt là 32,84%. ( = 2,26, thứ bậc 14/17).
+ “Có trách nhiệm trong việc nâng cao chất lượng học tập và giáo dục
học sinh giúp học sinh phát triển tiềm năng cá nhân”, tỷ lệ đánh giá mức độ
chưa đạt là 35,07%. ( = 2,27,thứ bậc 13/17).
+ “Chủ động, sáng tạo, luôn hướng tới đổi mới và phát triển. Tự đặt ra
kế hoạch làm việc để đạt được những tiêu chuẩn cao”, được đánh giá mức độ
Về năng lực quản lý tuy CBQL các trường THCS huyện Cát Tiên đã có nhiều cố gắng, song hầu hết CBQL chưa chủ động sáng tạo trong việc đổi mới và phát triển quá trình QL của mình. Phần lớn CBQL thực hiện theo kinh nghiệm, chưa có tính chuyên nghiệp, từ việc xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn mang tính thụ động, chưa linh hoạt.
Từ việc đánh giá các nội dung về năng lực QL mà chúng tôi đề cập, đều được đánh giá một tỉ lệ nhất định ở mức độ trung bình và chưa đạt, tỷ lệ đánh giá mức độ tốt và khá thấp hơn. Vấn đề này chúng tôi tìm hiểu do nguyên nhân: Một số CBQL chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ đào tạo, chưa chịu khó học hỏi, làm việc dựa vào kinh nghiệm vốn có, còn chạy theo thành tích, đối phó với công việc, phong cách lãnh đạo thiếu dân chủ, chưa thực sự phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường.
2.4.4. Đánh giá chung về đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. Tiên - tỉnh Lâm Đồng.
* Về số lượng và cơ cấu:
- Về số lượng: Tính đến thời điểm hiện nay, số lượng là đảm bảo theo đúng
quy định tại Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT/BGDĐT - BNV, ngày 23 tháng 08 năm 2006 của Bộ GD - ĐT và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.
- Về cơ cấu: Đội ngũ trẻ đa số tuổi đời từ 35 đến 45,40% có thâm niên công
tác QL từ 6 - 10 năm, 15% từ 11 - 15 năm, còn lại là từ 1 - 5 năm (35%).
* Về chất lượng đội ngũ CBQL:
- Ưu điểm: Tất cả CBQL trường THCS là Đảng viên nên có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy và nhiệt tình trong công việc, yêu nghề, chấp hành nghiêm chỉnh hiến pháp và luật, không tham nhũng, cửa quyền.
Đội ngũ CBQL các bậc học cơ bản đủ về số lượng, đảm bảo về cơ cấu, tỷ lệ giáo viên đạt và vượt chuẩn cao, công tác phát triển Đảng trong trường học trong nhiều năm qua là khá tốt.
Nhìn chung đội ngũ CBQL đều đảm bảo yêu cầu đặt ra, đa số là những cán bộ có trình độ đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm và kết quả công tác chuyên môn vững vàng, luôn có ý thức học hỏi nâng cao trình độ; có quan hệ tốt với cộng đồng, biết động viên khuyến khích các cá nhân và tập thể đoàn kết để hoàn thành nhiệm vụ.
- Hạn chế: Số CBQL thâm niên trong công tác QL là quá ít (10%), trình độ
chính trị của đội ngũ CBQL còn ở mức sơ cấp nhiều (40%). Năng lực của một số CBQL chưa đáp ứng được những yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Việc xác định các mục tiêu cụ thể, phù hợp của đơn vị do mình phụ trách trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chưa được khả thi; việc tham mưu xây dựng chính sách, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật chưa được khoa học và thường xuyên, QL theo kinh nghiệm, chưa chuyên nghiệp; trình độ ngoại ngữ, tin học còn hạn chế. Đặc biệt, một bộ phận CBQL còn chưa thật sự gương mẫu, chưa chuyên tâm với nghề nghiệp nên chưa làm tốt chức trách, nhiệm vụ được giao, vẫn còn một số ít vi phạm đạo đức nhà giáo như: chưa chấp hành nghiêm quy chế tuyển sinh, thi cử, quy định về thu chi, quản lý GV không chặt chẽ… dẫn đến đơn thư khiếu kiện, phải xử lý. Trong 5 năm qua, đã có 02 cán bộ bị xử lý kỉ luật, trong đó có 01 trường hợp bị kỷ luật hình thức cách chức, 01 trường hợp bị khiển trách.
Đặc biệt sau khi được giao tự chủ về tài chính đã có một số CBQL không chấp hành nghiêm sự QL chỉ đạo của cấp trên, QL sai phạm về nguyên tắc tài chính làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác QL điều hành chung của Ngành.
Tỷ lệ HS bỏ học còn chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là các trung tâm cụm xã. Đảng ủy và chính quyền địa phương chưa kiên quyết trong việc tận lực huy động học sinh ra lớp và duy trì sĩ số. Do đó công tác Phổ cập giáo dục THCS tuy đã
hoàn thành, song chất lượng và tỷ lệ thấp, thiếu tính bền vững. Tỷ lệ phổ cập Tiểu học đúng độ tuổi chưa cao, tiến độ triển khai ở một số xã còn chậm.
Giáo dục thường xuyên chưa phát triển mạnh. Trung tâm học tập cộng đồng ở nhiều xã chưa được hình thành, các lớp bổ túc văn hóa, chống mù chữ, phổ cập THCS đã được hình thành và đi vào hoạt động nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao. Chưa tạo được phong trào học tập sâu rộng trong nhân dân.
Các đơn vị trường học chưa làm hết khả năng để duy trì sĩ số như: Công tác tham mưu với chính quyền địa phương để tìm giải pháp, công tác phụ đạo cho học sinh yếu, công tác vận động học sinh bỏ học tiếp tục ra lớp, công tác phổ cập giáo dục ở các nhà trường chưa thật hiệu quả.
Việc đổi mới phương pháp đã được triển khai trong nhiều năm, là một nhiệm vụ trọng tâm nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Nhiều GV chưa nhận thức đầy đủ về yêu cầu đổi mới phương pháp, còn dạy học theo lối đọc chép, một bộ phận giáo viên năng lực chuyên môn chưa đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, đặc biệt là năng lực sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, thực hành thí nghiệm, tình trạng dạy chay còn xảy ra. Một số trường sử dụng chưa có hiệu quả các thiết bị đã cũ kĩ, công tác bảo quản thiết bị, đồ dùng dạy học còn yếu. Một bộ phận HS ý thức thái độ, tinh thần tự học tự rèn và phẩm chất đạo đức còn nhiều yếu kém bất cập.
2.5 Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cát Tiên - trường trung học cơ sở của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Cát Tiên - Lâm Đồng.
Được sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Lâm Đồng và UBND huyện Cát Tiên, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chủ động xây dựng và tham mưu cho Huyện ủy ban hành Nghị quyết số 27 - NQ/HU ngày 05/8/2005 về việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ QLGD; đồng thời xây dựng chương trình hành động số 46/KH - GD ngày 11/8/2005 của ngành Giáo dục huyện Cát Tiên, kế hoạch số 04/KH - GD ngày 27/4/2004 về công tác phát triển Đảng trong nhà trường; kế hoạch 39/KH - GD ngày 12/2/2007 về xây dựng, nâng cao chất
lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD trong đó đề ra các mục tiêu, nhóm giải pháp cụ thể để tổ chức, triển khai thực hiện.
2.5.1. Thực trạng nội dung quản lý phát triển đội ngũ CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. THCS của Phòng GD&ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng.
2.5.1.1. Quản lý phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong.
Bảng 2.16: Đánh giá về mức độ quản lý phát triển phẩm chất chính trị, đạo đức đội ngũ CBQL trường THCS của Phòng GD&ĐT Huyện
Nội dung Mức độ TS Thứ
bậc
Tốt Khá TB Yếu
SL % SL % SL % SL %