Khuyến nghị:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 105)

Để các biện pháp trên có tính khả thi cao, tất yếu phải có sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và của ngành giáo dục và đào tạo từ trung ương đến cơ sở, sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đơn vị giáo dục. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi xin khuyến nghị với các cấp một số vấn đề như sau:

1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Chỉ đạo cụ thể hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên THCS cùng với việc tiến hành đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS.

Sớm hoàn chỉnh các chính sách về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ CBQL nói chung và cán bộ quản lý trường THCS nói riêng tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ và trách nhiệm của người cán bộ quản lý, vấn đề mà lâu nay các cấp quản lý rất quan tâm.

Có quy định về tăng định mức kinh phí giáo dục vùng sâu, vùng xa, vì phân bổ như hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục, việc chi cho con người trong nhiều năm qua đều chiếm trên 90% ngân sách phân bổ hàng năm.

Cần xây dựng một cơ chế chính sách phân cấp quản lý theo ngành dọc để đảm bảo sự phát triển đồng bộ từ bậc học mầm non đến Đại học. Việc phân cấp giao cho UBND huyện quản lý về công tác tài chính, nhân sự là không phù hợp với sự phát triển chung. Phòng GD&ĐT cần phải được Sở GD&ĐT quản lý chỉ đạo toàn diện và chịu trách nhiệm về lĩnh vực giáo dục Mầm non, Tiểu học và THCS của địa phương trước UBND huyện và Sở GD&ĐT.

2. Với UBND tỉnh Lâm Đồng và UBND huyện Cát Tiên:

Tăng cường đầu tư, có chính sách hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý nói chung và cán bộ quản lý trường THCS.

Chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chức năng, tổ chức bồi dưỡng lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ quản lý cho cán bộ quản lý để đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời yêu cầu các phòng Ban có liên quan đến lĩnh vực giáo dục phải nghiên cứu và nắm bắt tình hình giáo dục nói chung tại địa phương để tạo điều kiện cho Ngành được phát triển hơn nữa.

Ưu tiên các chương trình dự án để tăng cường cơ sở vật chất – trang thiết bị các trường THCS, đáp ứng với yêu cầu đổi mới.

- Chỉ đạo công tác tuyên truyền giáo dục đến cán bộ và nhân dân có nhận thức đúng vai trò của giáo dục THCS, tạo ra sự quan tâm và đồng thuận của toàn xã hội đối với giáo dục THCS.

3. Với Sở giáo dục và đào tạo và Phòng giáo dục:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ quản lý các trường THCS tham quan học tập kinh nghiệm ở các trường THCS trong và ngoài tỉnh. Kịp thời cung cấp thông tin quản lý, phổ biến những kinh nghiệm quản lý trong thực tiễn.

- Tăng cường công tác thanh kiểm tra, đánh giá sàng lọc hàng năm về công tác cán bộ, để có sự điều chỉnh kịp thời những sai lệch trong công tác quản lý.

- Tạo các nguồn lực cho phát triển giáo dục THCS ở vùng sâu, vùng xa.

4. Với cán bộ quản lý các trường THCS:

Trước yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương, người cán bộ quản lý cần xác định đúng tinh thần trách nhiệm, phải tích cực tự giác học tập, rèn luyện, nêu cao tinh thần tự bồi dưỡng, rèn luyện.

Cập nhật những thông tin mới và vận dụng sáng tạo trong hoạt động quản lý, phát huy được các nguồn lực cho nhiệm vụ phát triển nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục ở địa phương.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2008), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. 2. Đặng Quốc Bảo (2008), Đề cương bài giảng Phát triển nguồn nhân lực,

phát triển con người (Dành cho học viên Cao học QLGD). 3. Đặng Quốc Bảo (2008), Học để làm người.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Chuẩn Nghề nghiệp Giáo viên Trung học. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ Trường trung học cơ sở, trường

trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. 6. Đỗ Văn Chấn, (2003), Dự báo phát triển Giáo dục.

7. CacMac - Ph.Anghen toàn tập (1993), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 8. Chỉ thị 40/ 2004 /CT - TW, ngày 15/6/2004.

9. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ. 10. Phạm Khắc Chương (2009), Bài giảng Khoa học quản lý giáo dục

11. Phạm Tất Dong – Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

12. Vũ Dũng (2006), Tâm lý học quản lý, NXB Đại học sư phạm.

13. Đảng cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết TW 2 Khóa VIII. NXB Chính trị Quốc gia.

14. K.B.Everard (2009), Quản lý hiệu quả trường học, NXB Giáo dục Việt Nam.

15. Giáo trình tâm lý học (2005), Khoa Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

16. Nguyễn Kế Hào (2006), Tư duy giáo dục.

17. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB Giáo dục, Hà nội

18. Vũ Ngọc Hải - Đặng Bá Lâm - Trần Khánh Đức (2002), Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển hiện đại hóa.

19. Vũ Ngọc Hải ( 2008), Đề cương bài giảng Quản lý Nhà nước về Giáo dục (Dành cho học viên cao học QLGD).

20. Vũ Ngọc Hải ( 2003), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI

21. Bùi Minh Hiền - Vũ Ngọc Hải – Đặng Quốc Bảo (2006), Quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm.

22. Huyện Đảng Bộ Cát Tiên (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ V nhiệm kỳ 2005 - 2010.

23. Trần Kiểm – Bùi Minh Hiền (2006), Quản lý và lãnh đạo nhà trường. 24. Trần Kiểm (2008), Những vấn đề cơ bản của Khoa học quản lý giáo dục,

NXB Đại học sư phạm.

25. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Một số lý luận và thực tiễn, NXB Đại học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

26. Harrold Koontz (1995), Những vấn đề cốt yếu của quản lý.

27. Kỷ yếu hội thảo nguồn nhân lực quản lý giáo dục thế kỷ 21,Hà Nội (2008) 28. Luật Giáo dục nước CHXHCN Việt Nam (năm 2005).

29. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

30. Nghị quyết và các văn bản kết luận của Hội nghị TW 9, khóa X(2009), NXB Chính trị Quốc gia

31. Trần Thị Tuyết Oanh (2007), Đánh giá và đo lường kết quả học tập, NXB Đại học sư phạm.

32. Trần Quốc Thành (2007), Đề cương bài giảng Khoa học quản lý đại cương. 33. Trần Quốc Thành (2000), Khoa học quản lý đại cương, Trường Đại học

sư phạm Hà Nội

34. Trần Ngọc Thêm ( 1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục. 35. Thái Duy Tiên (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB Đại học quốc gia Hà Nội 36. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lâm Đồng lần thứ VIII, 2006.

môc lôc

Trang

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w