Các mục tiêu chiến lược giai đoạn 2010 –

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 27)

Trong vòng 10 năm tới, phấn đấu xây dựng một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp CNH - HĐH, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và

sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Nâng cao vị trí của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới, đến năm 2020 số năm đi học bình quân của Việt Nam là khoảng 13, chỉ số của giáo dục Việt Nam (EI) đạt mức 0,9 và chỉ số phát triển con người (HDI) đạt mức khoảng 0,8.

Từ nay đến năm 2020,giáo dục Việt Nam phải đạt được các mục tiêu sau: (đối với giáo dục phổ thông)

* Quy mô giáo dục được phát triển hợp lý, chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ CNH - HĐH và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.

- Đến năm 2020 có 99% trẻ em trong độ tuổi đi học tiểu học và THCS. Tỷ lệ trẻ em người dân tộc trong độ tuổi được đến trường ở tiểu học là 90% và THCS là 85%.

- Giáo dục hoà nhập được thực hiện ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo để đến năm 2020 có 70% người khuyết tật và 95% trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được học hòa nhập.

- Đến năm 2020,100% số tỉnh, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục 9 năm đúng độ tuổi, 80% thanh niên Việt Nam trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương.

* Chất lượng và hiệu quả giáo dục được nâng cao, tiếp cận được với chất lượng giáo dục của khu vực và quốc tế

- Chất lượng toàn diện của HS phổ thông có sự chuyển biến rõ rệt để phát triển năng lực làm người. HS có ý thức và trách nhiệm cao trong học tập, có lối sống lành mạnh, có bản lĩnh, trung thực, có năng lực làm việc độc lập và hợp tác, có kỹ năng sống, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ham thích học tập và học tập có kết quả cao; có năng lực tự học. Khả năng sử dụng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh trong học tập và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống của học sinh phổ thông Việt Nam tương đương với HS ở các nước phát triển trong khu vực; tỷ lệ hoàn thành cấp học được duy trì ở mức 90% trở lên đối với cả ba cấp học.

- Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, những HS có năng khiếu được chú trọng đào tạo và bồi dưỡng một cách toàn diện để trở thành vốn quý của đất nước.

Đối với giáo dục trung học: HS được trang bị học vấn cơ bản, kỹ năng sống, những hiểu biết ban đầu về công nghệ và nghề phổ thông, được học một cách liên tục và hiệu quả chương trình ngoại ngữ mới để đến cuối thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 có trình độ ngoại ngữ ngang bằng với các nước trong khu vực.

* Các nguồn lực cho giáo dục được huy động đủ, phân bổ và sử dụng có hiệu quả để đảm bảo điều kiện phát triển giáo dục

- Nguồn lực được đảm bảo để thực hiện giáo dục có chất lượng ở mọi cấp học và trình độ đào tạo. Đảm bảo duy trì tỷ lệ đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách nhà nước được là 20% trong giai đoạn 2008 - 1012,phấn đấu đạt 21% vào năm 2015,trong đó tập trung ưu tiên cho giáo dục phổ cập, giáo dục ở những vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa và hỗ trợ tài chính cho những HS, sinh viên thuộc các nhóm thiệt thòi và các nhóm được hưởng chính sách ưu tiên. Tỷ lệ hỗ trợ nghiên cứu khoa học của các cơ sở giáo dục đại học đạt và duy trì ở mức 1,5% ngân sách nhà nước từ năm 2015.

- Ngoài ngân sách nhà nước, nguồn lực cho giáo dục sẽ được huy động từ các tổ chức kinh tế - xã hội, các đơn vị sử dụng nhân lực sau đào tạo, được chia sẻ với người học và các hộ gia đình.

- Việc phân bổ tài chính cho các cơ sở giáo dục được thực hiện dựa trên nhu cầu thực và kết quả hoạt động của từng cơ sở nhằm tạo sự cạnh tranh lành mạnh, khuyến khích các cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.

- Nguồn lực cho giáo dục được QL và sử dụng có hiệu quả trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục, đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm đối với Nhà nước, người học và xã hội. Từ nay đến 2020,tất cả các cơ sở giáo dục đều được kiểm toán và công bố công khai kết quả kiểm toán.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w