Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ CBQL các trường THCS theo hướng tăng dần

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 92)

- Về nghiệp vụ quản lý:

3.2.5. Thực hiện tốt quy trình tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại và sắp xếp đội ngũ CBQL các trường THCS theo hướng tăng dần

sắp xếp đội ngũ CBQL các trường THCS theo hướng tăng dần

3.2.5.1. Mục đích của biện pháp

Văn kiện Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Có cơ chế và chính sách phát triển, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài”.

Bổ nhiệm CBQL trường THCS là cơ hội để cán bộ, GV thăng tiến, phát triển hợp lý đáp ứng yêu cầu của nhà trường và sự phát triển chung của toàn xã hội.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Căn cứ vào các tiêu chuẩn, các quy định để tuyển chọn những giáo viên, CBQL có phẩm chất, năng lực, trình độ để đề bạt bổ nhiệm đủ số lượng CBQL hiện nay, đảm bảo chất lượng theo quy định của ngành và của địa phương.

3.2.5.3 Cách thức thực hiện

- Phải chọn được người có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín đáp ứng với cương vị mới.

- Phải khuyến khích được những người tốt, chọn lọc được cán bộ tốt, từ đó tạo điều kiện bồi dưỡng cán bộ kế cận.

- Thực hiện công khai dân chủ trong việc tuyển chọn đề bạt bổ nhiệm. - Để làm tốt công tác tuyển chọn, bổ nhiệm đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Cát Tiên – Tỉnh lâm Đồng hiện nay, theo chúng tôi cần quan tâm một số công việc sau:

- Trong công tác tuyển chọn, đề bạt bổ nhiệm cán bộ hiện nay có nhiều hình thức khác nhau: Tín nhiệm, xét tuyển, thi tuyển. Song chúng ta cũng cần khuyến khích hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển.

Qua khảo sát thực tế và kinh nghiệm cá nhân việc bổ nhiệm CBQL trường học nói chung và CBQL trường THCS nói riêng ở huyện Cát Tiên –tỉnh Lâm Đồng còn nhiều bất cập, có lúc, có nơi thiếu khách quan, thiếu dân chủ, thậm chí còn mang tính áp đặt. Đặc biệt hiện nay theo chủ trương phân cấp, từ cấp THCS đến bậc học Mầm non thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND huyện về lĩnh vực tài chính và nhân sự (Phòng Tài chính và Phòng Nội vụ là hai cơ quan tham mưu). Vì vậy có thể áp dụng hình thức xét tuyển hoặc thi tuyển ở những vùng thuận lợi là hợp lý, công bằng và khách quan.

Bổ nhiệm CBQL mới có thể lựa chọn bố trí người tại đơn vị đó, có thể điều động từ nơi khác đến, nhưng phải đảm bảo quy trình. Chống tư tưởng khép kín, cục bộ trong tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm CBQL. Quan tâm đề bạt, bổ nhiệm đội ngũ giáo viên trẻ được đào tạo chính quy có phẩm chất tốt, nghiệp vụ chuyên môn giỏi,

để đào tạo bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ CBQL, bảo đảm tính kế thừa và phát triển, đặc biệt cần quan tâm đến đội ngũ CBQL là dân tộc thiểu số, cán bộ nữ.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- Cần phải căn cứ vào các chuẩn của CBQL trường THCS để đánh giá, đánh giá theo từng tiêu chí cụ thể, lấy hiệu quả làm thước đo, lấy kết quả đánh giá làm cơ sở để tuyển chọn, bổ nhiệm.

- Đảm bảo tính khách quan, công khai và dân chủ.

- Trong tình hình hiện nay, cần có sự phối hợp trao đổi, bàn bạc giữa Phòng GD&ĐT với Phòng Nội Vụ huyện để thống nhất trong việc đề bạt, bổ nhiệm.

- Cần phải triển khai và thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là “…Thực hiện đào tạo bồi dưỡng rồi mới bổ nhiệm…”

- Tuy nhiên do đặc thù của ngành GD - ĐT, việc luân chuyển cán bộ phải cân nhắc kỹ lưỡng và thận trọng, đảm bảo được sự phát triển chung. Mặc khác phải đảm bảo hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, nhất là trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý phát triển đội ngũ cán bộ quản lý trường trung học cơ sở của Phòng GD & ĐT huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng. (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(112 trang)
w