trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở nền tảng tư tưởng Hồ Chí Minh về “con người”, “Phát triển con người”, Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo nhân dân xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc đã nhất quán coi con người là trung tâm của quá trình phát triển đất nước.
Phát triển giáo dục với phát triển kinh tế - xã hội có mối quan hệ biện chứng và có tính “cân bằng cộng”, nên giáo dục nói chung và nhà trường nói riêng phải luôn điều chỉnh để nâng mình lên nhằm đáp ứng được các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thời đại và tận dụng được những điều kiện mới mà kinh tế - xã hội mang lại cho giáo dục.
Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có sự chuyển đổi nhanh từ nền văn minh vật chất sang nền văn minh tinh thần, từ nền kinh tế hậu công nghiệp sang nền kinh tế trí thức với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, đặc biệt là xu thế toàn cầu hóa và cơ chế thị trường đã tạo ra một số đặc trưng mới của thời đại ngày nay. Sự hình thành những trung tâm kinh tế, khoa học trên thế giới, sự thay đổi trong lao động sản xuất, sự hợp tác và lòng tin, sự mạo hiểm, là những nhân tố cấu thành sự thành công trong
phát triển kinh tế - xã hội ở mọi quốc gia và tính đổi mới, sáng tạo là một tài sản quý giá.
Từ những đặc điểm chủ yếu của sự biến đổi nêu trên, cho chúng ta thấy xu thế phát triển kinh tế - xã hội của thời đại ngày nay đã đặt ra cho hoạt động giáo dục những nhân cách thích ứng với:
- Một thế giới phát triển tri thức; - Một thế giới hòa nhập xã hội;
- Một thế giới mà mỗi con người luôn luôn luôn phải bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, nhưng lại bị ảnh hưởng của sự giao lưu văn hóa, khoa học và công nghệ giữa các cộng đồng, các dân tộc, các quốc gia;
- Một thế giới đang có nguy cơ khủng hoảng về giá trị con người, về bùng nổ dân số và về ô nhiễm môi trường.