- Về nghiệp vụ quản lý:
3.2.6. Có các chính sách khuyến khích, dãi ngộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển dội ngũ CBQL
thuận lợi để phát triển dội ngũ CBQL
3.2.6.1. Mục đích của biện pháp
Nghị quyết số 27 - NQ/TW, ngày 6 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước đã nêu những hạn chế yếu kém trong việc thực hiện các chính sách: “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chưa thể hiện quan điểm lấy khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo làm "quốc sách hàng đầu", chưa gắn với các giải pháp phát huy vai trò đội ngũ trí thức trên nhiều lĩnh vực”.
“Nhiều chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước về công tác trí thức chậm đi vào cuộc sống; có nơi, có lúc thực hiện thiếu nghiêm túc. Một số chủ trương, chính sách không sát với thực tế; có chủ trương, chính sách đúng đắn
nhưng thiếu những chế tài đủ mạnh bảo đảm cho việc thực hiện có kết quả. Nhìn chung, các chính sách đối với trí thức còn thiếu đồng bộ, còn nặng tính hành chính và dấu ấn của cơ chế kế hoạch hóa tập trung, chậm đổi mới”
Vì vậy, cần có các chính sách khuyến khích, đãi ngộ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.
3.2.6.2. Nội dung biện pháp
- Có cơ chế khuyến khích và đãi ngộ CBQL trường học bằng chính sách tiền lương, thăng tiến, đào tạo và phúc lợi để đảm bảo CBQL tận tâm với công việc, đặc biệt là đối với CBQL và vùng sâu vùng xa và vùng đặc biệt khó khăn.
- Cần thay đổi chính sách tiền lương của đội ngũ công chức Phòng GD&ĐT. Vì: chính sách tiền lương hiện nay áp dụng cho đội ngũ công chức ở Phòng GD&ĐT là chưa phù hợp và bất cập, không động viên khuyến khích cán bộ làm việc và khó khăn trong việc điều động CBQL hoặc giáo viên có năng lực chuyên môn tốt về công tác tại các Phòng GD&ĐT.
- Xây dựng các tiêu chuẩn chức danh CBQL nhà trường và thực hiện tuyển dụng đúng chuẩn để bổ nhiệm CBQL trường THCS có đủ năng lực đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong nền kinh tế hội nhập quốc tế. Cụ thể như:
+ Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác QL và dạy học. + Trình độ ngoại ngữ.
+ Một số năng lực quản lý ngang tầm với yêu cầu và nhiệm vụ.
+ Phẩm chất đạo đức tác phong (Thực tế hiện nay, nhiều CBQL trường THCS của huyện yếu kém về tác phong, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật.)
- Đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, thiết bị và phương tiện dạy học cho các trường THCS, đặc biệt là cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho các trường vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn như huyện Cát Tiên.
- Tăng cường mở rộng các hoạt động giao lưu về công tác quản lý trường THCS, nhằm giúp các nhà quản lý trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu các thành tựu tiên tiến trong và ngoài nước.
- Có các chính sách chế tài phù hợp và thiết thực để tăng cường hiệu lực thanh tra, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật.
- Quy định rõ hơn về công tác kiểm tra, kiểm soát thường xuyên việc tuyển dụng và sử dụng CBQL trường học không đạt chuẩn, nhằm tránh những sai phạm đáng tiếc xảy ra và phản tác dụng trong quản lý giáo dục.
3.2.6.3. Cách thức thực hiện
Nhà nước cần ban hành chính sách mới về chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ, và các loại phụ cấp phù hợp hơn.
Các đơn vị quản lý ngành như: Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cần có những phản ảnh, kiến nghị kịp thời với các cấp lãnh đạo và các cơ quan hữu quan, để giải quyết những vấn đề liên quan đến chế độ chính sách hiện nay đã không còn phù hợp.
3.2.6.4. Điều kiện thực hiện
Các cấp, các ngành cần phải thật sự quan tâm đến ngành GD&ĐT thật sự là “quốc sách hàng đầu”. Hàng năm cần dành nguồn kinh phí đầu tư cho phát triển con người và phát triển giáo dục.
Cần phải coi quản lý là một nghề và là một nghề đặc biệt. Vì vậy, cần phải có chính sách để thu hút nhân tài, cán bộ giỏi làm nghề quản lý để phát huy tài năng của họ.
* Công tác phối hợp giữa phòng GD với Phòng Nội vụ và Phòng Tài Chính:
- Hiện nay cơ chế phân cấp, phân quyền ở cơ sở còn nhiều vấn đề phức tạp, lạm dụng trách nhiệm và quyền hạn giữa các Phòng, Ban trong trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệm vụ. Hàng năm các phòng cần phải xây dựng quy chế phối hợp để phân công trách nhiệm và quyền hạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.
- Cần có sự thay đổi hệ thống quản lý từ Mầm non đến THCS (Chủ thể quản lý phải là ngành giáo dục), để đem lại hiệu quả thiết thực và tạo điều kiện để công tác quản lý trường học được phát triển một cách bình thường theo sự phát triển chung của thời đại.
- Duy trì thường xuyên việc phối hợp, tham mưu của Phòng GD&ĐT trong việc nâng chuyển lương, đề bạt, giải quyết các chế độ chính sách…cho lãnh đạo cấp trên xem xét về tính pháp lý. Việc phối hợp trên cần được xuyên suốt thống nhất một cách đồng bộ thông qua việc trao đổi bàn bạc cụ thể giữa hai bên khi có yêu cầu; đảm bảo tính nguyên tắc trong việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất trong các chiến lược và trong công tác chỉ đạo.