C BỘI HI NGÂN SÁH NHÀ NƯỚ 162,000 195,500 224,
3.3.6. Đẩy mạnh tái cấu trúc nền kinh tế, nhất là tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp
nhà nước, tăng cường quản lý tài chính doanh nghiệp
Về lâu dài, biện pháp cơ bản để làm lành mạnh hóa nền tài chính quốc gia là cần đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phấn đấu nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Để thực hiện có kết quả nhiệm vụ này cần xây dựng và triển khai cơ chế điều hành và phối hợp chung của toàn bộ hệ thống chính trị nhằm đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả của quá trình tái cơ cấu. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bao gồm khó khăn từ thủ tục đầu tư, đến triển khai dự án, giải phóng mặt bằng, tiêu thụ và xuất khẩu hàng hóa... Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tín dụng để thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Nhanh chóng triển khai hiệu quả quỹ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các văn bản về thuế phải thống nhất và phù hợp, không trái với luật và các văn bản khác có liên quan để không ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
Song song với thực hiện tái cấu trúc nền kinh tế cần tích cực và chú trọng giải quyết vấn đề nợ xấu để tạo điều kiện hạ thấp lãi suất một cách ổn định, đồng thời không làm gia tăng lạm phát. Tăng tín dụng phải đồng thời với thực hiện phân bổ vốn hợp lý theo hướng ưu tiên cho lĩnh vực kinh doanh hiệu quả, góp phần giảm hàng tồn kho và giải quyết nợ xấu. Tránh hiện tượng cho các doanh nghiệp vay vốn để đầu cơ vào các lĩnh vực kém hiệu quả và nguy cơ đối mặt với nhiều rủi ro. Mặc dù Công ty quản lý tài sản Việt Nam để xử lý nợ xấu khu vực ngân hàng được thành lập nhưng quy mô và cách thức xử lý nợ xấu chưa rõ ràng, do đó cần cải thiện khuôn khổ pháp lý và bảo đảm đủ nguồn vốn để xử lý.
Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi bổ sung quy định về thành lập mới, tổ chức lại và giải thể công ty nhà
nước phù hợp với luật doanh nghiệp để tạo cơ sở pháp lý sắp xếp lại các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của nhà nước; thúc đẩy mạnh mẽ hơn tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp,sớm thu hồi vốn nhà nước đã đầu tư, đồng thời huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư, quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác.
Trong khuôn khổ trung hạn tới đây cần đặc biệt chú trọng thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp dựa trên bối cảnh mới khi thế giới đã trở thành một thị trường chung, trong đó khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất đã thay đổi. Rõ ràng việc đẩy mạnh tái cơ cấu trong ngành công nghiệp và dịch vụ là cần thiết, song việc thực hiện tái cơ cấu trong nông nghiệp là hết sức cấp bách trong điều kiện hiện nay, bởi chính nông nghiệp là khu vực tạo nên sự ổn định của nền kinh tế. Thiếu ổn định không những không đem lại được niềm tin mà càng không có phát triển.
3.3.7.Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính, đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Theo đó, các cơ quan quản lý cần kiểm tra và rà soát kỹ các quy định, văn bản trước khi ban hành để tránh có lỗ hổng làm thất thu, làm lọt thuế. Bên cạnh đó, phải tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm đối với các doanh nghiệp thực hiện hành vi chuyển giá gây thất thu cho ngân sách nhà nước, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế. Thực hiện tiết kiệm chi tiêu sao cho phù hợp với tình hình khó khăn hiện nay theo hướng ưu tiên cho các chương trình giảm nghèo, nông thôn mới. Bội chi ngân sách cần được kiểm soát chặt chẽ, nâng bội chi phải đi đôi với đầu tư công hiệu quả để tránh lạm phát. Rà soát những khoản chi thường xuyên không hợp lý, gây lãng phí. Triệt để tiết kiệm trong chi tiêu NSNN, đặc biệt là dự toán chi mua sắm phương tiện, trang thiết bị đắt tiền, hạn chế tối đa số lượng và quy mô tổ chức lễ hội, hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, khánh thành, phong tặng danh hiệu, tiếp khách, đi công tác trong và ngoài nước và các nhiệm vụ không thật cần thiết khác. Bảo
đảm tính hiệu quả và nâng cao chất lượng các khoản chi trong chi cho phúc lợi xã hội.