Về mục tiêu của chính sách

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 103)

IV Chi bổ sung quỹ dự trữ Tà

a) Về thu ngân sách: Trên cơ sở đánh giá rõ tình hình thực tế, ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành chính sách thu NSNN

2.3.1. Về mục tiêu của chính sách

Nhìn chung, Chính sách tài khóa trong giai đoạn 2011 -2013 về cơ bản là ổn định, không có thay đổi lớn, tập trung vào thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về điều chỉnh mục tiêu tổng quát kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015. Trong điều hành chính sách đã quán triệt quan điểm và nguyên tắc chỉ đạo là tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ thị trường, thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và hiệu quả.

- Chính sách thu liên tục được hoàn thiện theo hướng giảm động viên vào NSNN, tăng tích tụ cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, góp phần tháo gỡ khó khăn

cho cho sản xuất – kinh doanh và hỗ trợ thị trường. Cụ thể: đối với thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống 22% áp dụng từ ngày 01/01/2014, riêng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, áp dụng thuế suất 20% ngay từ 01/7/2013. Đối với thuế thu nhập cá nhân, từ ngày 01/7/2013, nâng mức khởi điểm chịu thuế cho bản thân từ mức 4 triệu đồng / tháng lên 9 triệu đồng /tháng và nâng mức chiết trừ gia cảnh cho người phụ thuộc từ mức 1,6 triệu đồng / tháng lên 3,6 triệu đồng / tháng. Thực hiện miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thu thủy lợi phí…Trong 3 năm, đã liên tục thực hiện miễn, giảm , gia hạn thuế đểtháo gỡ khó khăn cho sản xuất – kinh doanh, kích thích tiêu dùng ( năm 2011 khoảng 10.100 tỷ đồng; năm 2012 khoảng 13.300 tỷ đồng và năm 2013 khoảng 16.600 tỷ đồng).

Tổng thu NSNN 3 năm 2011- 2013 đạt 2.256 nghìn tỷ đồng, bằng 52,2% mục tiêu phấn đấu 5 năm ( 2011-2015); Quy mô thu NSNN năm 2013 tăng 34,4% so với năm 2010; Cơ cấu thu NSNN có sự dịch chuyển tích cực, tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN tăng từ 64,1% năm 2010 lên 67% năm 2013, góp phần tăng tính chủ động và ổn định của NSNN. Mục tiêu đặt ra cho giai đoạn 2011-2015, tỷ lệ huy động từ thuế, phí đặt ra là 22-23% GDP. Thực tế năm 2011 đạt 22,7% GDP, năm 2012 đạt 20,6% GDP và năm 2013 đạt 18,4% GDP.

- Về chính sách chi, thực hiện nhất quán chủ trương điềuhành chính sách tài khóa chặt chẽ để kiềm chế lạm phát, tỷ trọng chi NSNN với GDP giảm dần từ mức trên 33% GDP các năm 2009 -2010 xuống mức 27 – 28% GDP giai đoạn 2011-2013. Từng bước cơ cấu lại chi NSNN theo hướng tăng chi cho con người, đảm bảo an sinh xã hội, tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Chi đảm bảo an sinh xã hội năm 2013 tăng 60% so với năm 2010 ( không kể chi cải cách tiền lương). Nâng mức lương tối thiểu từ 830.000 đồng / tháng năm 2011 lên 1.150.000 đồng/ tháng năm 2013 ( tăng gần 40%- cao hơn mức trượt giá).

- Hệ thống các chính sách tài khóa ( thu và chi NSNN) đã không ngừng được hoàn thiện theo hướng từng bước tăng cường cơ sở pháp lý. Nhiều văn bản

quan trọng như Luật NSNN, các luật thuế, Luật Quản lý nợ công…đã được ban hành, làm cơ sở pháp lý cho việc ban hành và triển khai thực hiện chính sách tài khóa ngày càng đầy đủ và hoàn thiện.

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w