Chính sách tài khóa và diễn biến ngân sách nhà nước năm 2012 a) Bối cảnh và chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 57)

C BỘI HI NGÂN SÁH NHÀ NƯỚ 120,600 111

d) Đánh giá thành tựu, hạn chế trong điềuhành chính sách tài khóa

2.1.2. Chính sách tài khóa và diễn biến ngân sách nhà nước năm 2012 a) Bối cảnh và chính sách tài khóa

a) Bối cảnh và chính sách tài khóa

Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Ở trong nước, các giải pháp, chính sách về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô đã bước đầu phát huy hiệu quả. Bội chi ngân sách nhà nước giảm dần, xuất khẩu tăng nhanh góp phần giảm nhập siêu, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế,

tăng dự trữ ngoại hối của nhà nước. Đó là những điều kiện rất quan trọng tạo đà tăng trưởng cao hơn trong năm 2012 và các năm tiếp theo.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi như trên, nền kinh tế nước ta cũng còn nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô chưa ổn định; lạm phát và lãi suất đang còn ở mức cao ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể. Thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản hoạt động trì trệ.

Trong bối cảnh đó, mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2012 được xác định là: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an ninh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP trong năm 2012 là 6,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2012 dự kiến tăng khoảng 12% so với năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng dưới 10%, nhập siêu dưới mức 16%, tỷ lệ đầu tư phát triển khoảng 36,7% GDP, bội chi ngân sách dưới 4,8% GDP.

Trên cơ sở các Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội và NSNN năm 2012, Dự toán ngân sách 2012 đã đề ra mục tiêu Xây dựng dự toán NSNN năm 2012 một cách tích cực, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tiếp tục thực hiện cơ cấu lại NSNN theo hướng ưu tiên đầu tư cho con người, cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội, đảm bảo quốc phòng

và an ninh tài chính quốc gia trong tình hình mới. Tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khoá 13 đã thông qua Nghị quyết về dự toán NSNN năm 2012 với các chỉ tiêu tổng thể như cân đối thu NSNN đạt 740.500 tỷ đồng, tổng số chi cân đối 903.100 tỷ đồng, trên cơ sở sử dụng kết chuyển từ 2011 là 22.400 tỷ đồng, xác định mức bội chi 140.200 tỷ đồng (4,8% GDP). Như vậy, tinh thần cơ bản của chính sách tài khóa năm 2012 là tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ và hiệu quả. Việc điều hành ngân sách năm 2012 đã được thực hiện linh hoạt theo hướng hỗ trợ, xử lý khó khăn cho doanh nghiệp, và khơi thông các thị trường thông qua miễn, giảm, giãn thuế. Bên cạnh đó, Chính phủ tiếp tục điều hành ngân sách chi chặt chẽ, giữ mức bội chi theo dự toán Quốc hội quyết định.

Về giải pháp điều hành, ngay từ đầu năm, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 03/1/2012 (Nghị quyết 01) về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2012 và sau đó tiếp tục ban hành Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 (Nghị quyết 13) về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh. Theo diễn biến của tình hình thực tế, chính sách thu và chi NSNN đã được điều chỉnh linh hoạt.

Về thu ngân sách nhà nước:

Thực hiện miễn, giảm, gia hạn một số khoản thu NSNN đối với một số loại hình DN và lĩnh vực sản xuất – kinh doanh gồm: thuế giá trị gia tăng (GTGT), tiền thuê đất, thuế thu nhập DN, miễn thuế môn bài năm 2012 đối với hộ đánh bắt hải sản và hộ sản xuất muối; gia hạn nộp tiền sử dụng đất…

-Thực hiện nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập cá nhân; triển khai thực hiện Luật Thuế bảo vệ môi trường, Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp… nhằm hỗ trợ các giải pháp ưu đãi thuế hiệu quả hơn.

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực Thuế và Hải quan nhằm giảm thiểu tối đa thời gian kê khai, nộp thuế cho DN, khuyến

khích các DN kê khai qua mạng...

-Tăng cường quản lý thu, chống thất thu và giảm nợ đọng thuế năm 2012; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại DN và đẩy mạnh các hoạt động chống chuyển giá, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Về chi ngân sách nhà nước đã tiến hành các biện pháp:

Thứ nhất, điều hành chính sách chi tiết kiệm, linh hoạt hiệu quả. Theo đó đã điều hành chi NSNN chủ động và tích cực, đáp ứng đầy đủ kịp thời kinh phí để thực hiện các nhiệm vụ chi về đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh, các sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội; thực hiện tiết kiệm chi thường xuyên, chi đầu tư từ NSNN trên cơ sở rà soát, cắt giảm, sắp xếp lại để điều chuyển vốn đầu tư từ NSNN, trái phiếu chính phủ trong phạm vi quản lý để tập trung vốn đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án quan trọng, cấp thiết có điều kiện hoàn thành trong 2012, 2013; Không khởi công các công trình, dự án mới, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai cấp bách, dự án trọng điểm quốc gia.

Thứ hai, khuyến khích thực hiện hiệu quả các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đối với các dự án đầu tư trọng điểm, có hiệu quả. Đã có sự điều chỉnh linh hoạt từ chính sách không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ cho các công trình, dự án từ đầu năm nhằm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát sang cho phép ứng trước kế hoạch vốn năm 2013, vốn trái phiếu chính phủ giai đoạn 2013-2015 nhằm kích thích tổng cầu, chống suy giảm kinh tế.

Thứ ba, tăng cường công tác kiểm soát chi NSNN. Tiếp túc rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng và quyết toán vốn NSNN; tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình, dự án vốn NSNN, triển khai tích cực công tác thanh tra việc sử dụng ngân sách tại một số bộ, địa phương, một số dự án đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng vốn NSNN và vốn trái phiếu chính phủ.

Thứ tư, về đảm bảo an sinh xã hội, đã ban hành và thực hiện một số chính sách hỗ trợ, trợ cấp khó khăn cho các đối tượng chính sách như nâng mức hỗ trợ

đóng bảo hiểm y tế cho người thuộc hộ cận nghèo; tăng mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi cho người có công với cách mạng từ 876.000 đồng lên 1.110.000 đồng; chuyển vốn cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cho vay hộ đồng bào nghèo vùng Đồng bằng sông Cửu Long…Thực hiện lộ trình tăng lương tối thiểu chung từ 830.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng và tăng phụ cấp công vụ từ 10% lên 25% mức lương hiện hưởng từ 1/5/2012 các đối tượng hưởng lương NSNN.

Thứ năm, trong thực hiện cân đối NSNN, đã triển khai các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nợ công, nợ quốc gia thông qua việc rà soát, hoàn thiện các quy định giám sát chặt chẽ các khoản nợ để đảm bảo nợ trong mức giới hạn an toàn, giảm thiểu phát sinh nghĩa vụ nợ và nợ rủi ro cao. Kết hợp chính sách chi ngân sách và thu ngân sách nhằm thực hiện mục tiêu bội chi NSNN dưới 4,8% GDP.

b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ Ngân sách Nhà nước

-Thu ngân sách năm 2012

Thực hiện thu ngân sách cả năm đạt 743.190 tỷ đồng, bằng 100,4% dự toán; tỷ lệ huy động thu nội địa (trừ thu tiền sử dụng đất, tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước) đạt 14,3% GDP. Cụ thể như sau:

+Thu nội địa: Dự toán là 494.600 tỷ đồng, kết quả thực hiện đạt 467.430 tỷ đồng, bằng 94,5% dự toán 2012; trong đó thu tiền sử dụng đất đạt 45.109 tỷ đồng, tăng 21,9% so dự toán đầu năm.

Mặc dù thị trường bất động sản năm 2012 suy thoái nặng nề, song nhờ làm tốt công tác quản lý, thu kịp thời số đã được gia hạn theo Nghị quyết của Chính phủ đến hạn nộp vào cuối năm và đôn đốc xử lý quyết liệt các khoản chậm nộp tại một số địa bàn thu trọng điểm (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh...), nên trong 3 tháng tháng cuối năm đã thu vào NSNN trên 21.000 tỷ đồng tiền sử dụng đất, bằng trên 90% số thu của 9 tháng đầu năm, góp phần đưa số thu tiền sử dụng đất cả năm đạt 45.109 tỷ đồng, bằng 121,9% dự toán. Không kể thu tiền sử dụng đất, thu nội địa đạt 422.321 tỷ đồng, giảm 35.279 tỷ đồng (7,7%) so với dự toán.

Bảng 5. Cân đối ngân sách nhà nước năm 2012

Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Bộ Tài chính

Tình hình kinh tế khó khăn, tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với kế hoạch, hoạt động sản xuất -kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tiêu thụ sản phẩm chậm, hàng tồn kho cao, số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động ở mức cao... là yếu tố chính tác động đến số thu ngân sách. Bên cạnh đó, việc thực hiện

các giải pháp về tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp cùng tác động làm giảm thu ngân sách. Thực tế, hầu hết các khoản thu trực tiếp từ hoạt động sản xuất-kinh doanh trong năm 2012 đều không đạt dự toán. Cụ thể, thu từ khu vực kinh tế quốc doanh đạt 92,3%, thu từ khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài đạt 84,8%, thu thuế công thương nghiệp ngoài quốc doanh đạt 84,2%.

-Thu từ dầu thô: Dự toán là 87.000 tỷ đồng (trên cơ sở sản lượng 14,68 Stt Nội dung Dự toán 2012 Thực hiện 2012 Tỷ lệ so Dự toán(%)

A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 762.900 765.590 100,35

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w