Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 125)

C BỘI HI NGÂN SÁH NHÀ NƯỚ 162,000 195,500 224,

3.3.2. Giải pháp tăng cường quản lý chi ngân sách

Thực hiện quản lý chi NSNN chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, chống lãng phí; cơ cấu lại chi NSNN; rà soát lại các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách chi ngân sách để đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh dàn trải. Cụ thể cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Tiếp tục thực hiện cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên đảm bảo các chính sách chế độ đã ban hành cho con người, chi an sinh xã hội; ưu tiên bố trí đảm bảo đủ chi trả nợ nước ngoài ( cả gốc và lãi), một phần chi trả nợ trong nước và kết hợp với phát hành đảo nợ; chi thường xuyên bố trí đủ đảm bảo chế độ cho con người và những yếu cầu thiết yếu để vận hành bộ máy quản lý nhà

nước, ưu tiên chi quốc phòng, an ninh để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; bố trí chi đầu tư phát triển trong cân đối ngân sách một cách hợp lý, đồng thời tăng cường huy động ngoài ngân sách cho đầu tư phát triển gắn với tái cơ cấu đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, thực hiện những nhiệm vụ quan trọng, thúc đẩy quá trình tái cấu trúc nền kinh tế.

- Quản lý chi NSNN chặt chẽ, tiết kiệm và hiệu quả, hạn chế thành lập các Quỹ ngoài ngân sách mà nguồn kinh phí hoạt động chủ yếu từ NSNN. Rà soát, đánh giá tổng thể toàn bộ các chính sách, chế độ ban hành trong thời gian qua ( nhất là các chính sách an sinh xã hội), trên cơ sở đó lổng ghép chính sách, thực hiễn bãi bỏ theo thẩm quyền hoặc trình cấp thẩm quyền bãi bổ ngay các chính sách, chế độ còn chồng chéo, không hiệu quả; hạn chế tối đa việc ban hành các chính sách, chế độ mới làm tăng chi ngân sách nhà nước; tiếp tục rà soát hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật không còn phù hợp với thực tế, vượt quá khả năng đảm bảo của NSNN nhằm tăng cường hiệu lực quản lý và thúc đẩy chi tiêu công hiệu quả, tiết kiệm.

- Tăng cường huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển kinh tế. Tập trung nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các cơ chế chính sách huy động nguồn lực xã hội hóa từ các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nghiên cứu phát triển khoa học công nghệ.

- Tiếp tục tăng cường quản lý đầu tư từ ngân sách nhà nước, trái phiếu chính phủ và tín dụng ưu đãi, khắc phục tình trạng bố trí vốn đầu tư phân tán, dàn trải, nâng cao hiệu quả đầu tư. Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư để đảm bảo thực hiện đầu tư đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

- Đổi mới cơ chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo hướng lồng ghép và tăng cường quyền chủ động cuarddiaj phương trong việc sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và tính tự chịu trách nhiệm của Bộ quản lý chương trình, cơ quan thực hiện chương trình đối với mụ tiêu

của chương trình. Năm 2014, ưu tiên bố trí tập trung cho các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình việc làm và dạy nghề, chương trình nước sạch và VSMT nông thôn, chương trình nông thôn mới, chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình, chương trình Ứng phó với biến đổi khí hậu; Các chương trình còn lại bố trí bằng 40-50% so với dự toán năm 2013. Các cơ quan quản lý chương trình có trách nhiệm sắp xếp để tạp trung kinh phí cho các nhiệm vụ trọng tâm của chương trình, các địa phương chủ động lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với các chương trình ối với cho vay tín dụng ưu đãi, thực hiện rà soát theo hướng thu gọn các ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên cho phù hợp với yêu cầu tái cấu trúc nền kinh tế. Tiếp tục cho vay tín dụng ưu đãi đối với một số nhóm đối tượng nhằm thực hiện các mục tiêu an sinh xã hội.

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 125)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w