III Dư nợ công
10. Rủi ro tăng trưởng sẽ cao hơn rủi ro suy thoá
3.2. Định hướng chính sách tài khóa và nhiệm vụ Ngân sách
Theo Nghị quyết số 10/2011/QH13 của Quốc hội về điều chỉnh mục tiêu tổng quát của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015, năm 2014 là năm bước vào giai đoạn 2-3 năm tiếp theo phải hoàn thành cơ bản cơ cấu lại nền kinh tế để phát triển nhanh và bền vững, hài hòa giữa mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội. Trên cơ sở kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2014, nhằm thực hiện thành công nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước, chính sách tài khóa và điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính ngân sách năm 2014 cần được định hướng như sau:
- Thứ nhất, về quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của chính sách tài khóa năm 2014 vẫn là tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, phối hợp hiệu quả với chính sách tiền tệ; triệt để tiết kiệm; tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế, phục hồi tăng trưởng nhanh hơn và đảm bảo an sinh xã hội.
- Thứ hai, về chính sách thu, thực hiện điều chỉnh chính sách thu nhằm tạo điều kiện tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và thu hút đầu tư; xây dựng dự toán thu ngân sách tích cực, đúng chế độ, phản ánh sát hoạt động của nền
kinh tế và tình hình tài chính của các doanh nghiệp.
Về dự toán thu NSNN, cần tổ chức thực hiện nghiêm các Luật: Quản lý thuế ( sửa đổi và bổ sung), Thuế TNDN, Thuế thu nhập cá nhân, Thuế Giá trị gia tăng, Luật xử lý vi phạm hành chính, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về biểu thuế suất tài nguyên; tăng cường quản lý thu, điều hành thu, chống thất thu, chống buôn lậu.
-Thứ ba, về chính sách chi NSNN, bố trí dự toán chi chặt chẽ, triệt để tiết kiệm, cơ cấu lại nhiệm vụ, chương trình, dự án theo hướng lồng ghép, tiết giảm; đảm bảo các nhiệm vụ chi cần thiết, quan trọng nhằm duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, phục hồi tăng trưởng, đảm bảo quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại trong tình hình mới. Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, triệt để tiết kiệm và hiệu quả. Theo tinh thần đó cần rà soát, đánh giá hệ thống các chính sách, chế độ đã ban hành ( nhất là các chính sách về an sinh xã hội), trên cơ sở đó thực hiện lồng ghép chính sách, chương trình để tránh chồng chéo, trùng lắp gây lãng phí, thất thoát. Trong cơ cấu chi, cần cơ cấu lại chi NSNN theo hướng ưu tiên đảm bảo các chính sách chế độ đã ban hành cho con người, an sinh xã hội; bố trí đảm bảo thực hiện đúng cam kết trả nợ; thực hiện triệt để tiết kiệm chi thường xuyên và bố trí đầu tư phát triển trong cân đối một cách phù hợp, tránh dàn trải nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư từ nguồn vốn NSNN.
-Thứ tư, tăng cường quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát có hiệu quả, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ các loại thị trường. Thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đối với các sản phẩm và dịch vụ quan trọng như điện, than, học phí, viện phí …theo lộ trình với thời gian và mức độ phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hài hòa lợi ích giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tổ chức triển khai có hiệu quả Luật giá, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường trong nước và quốc tế, làm tốt công tác dự báo thông tin thị trường để quyết định giải pháp bình ổn giá, kiềm chế lạm phát đạt kết quả.
-Thứ năm, chú trọng công tác quản lý nợ công nhằm thực hiện đúng cam kết trả nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Tiếp tục triển khai thực hiện các giải pháp của Chiến lược nợ công, chương trình quản lý nợ trung hạn 2013 -2015. Bên cạnh việc bố trí thanh toán đầy đủ các khoản nợ đến hạn, bảo đảm an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia cần tiếp tục tăng cường các biện pháp vận động tài trợ vốn ODA cũng như thanh tra, giám sát để sử dụng vốn vay một cách hiệu quả.
-Sáu là, tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính trong thu và chi NSNN, thực hiện minh bạch hóa trong chi NSNN. Để thực hiện nội dung này cần đẩy mạnh cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là thủ tục thuế và hải quan nhằm rút ngắn thời gian thông quan, tăng cường công tác kê khai thuế điện tử, đẩy mạnh triển khai nộp thuế qua hệ thống ngân hàng. Trong thời gian tới cần khẩn trương củng cố và hoàn thiện Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính lĩnh vực thuế, hải quan nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân và các tổ chức tiếp cận thông tin để thực hiện thủ tục hành chính cũng như giám sát việc thực hiện của các cơ quan hành chính nhà nước.
Với mục tiêu trên đây, khung dự toán thu chi ngân sách nhà nước được Chính phủ trình Quốc hội thể hiện trong biểu 12 sau đây:
Bảng 15. Cân đối ngân sách nhà nước năm 2013 -2014
Đơn vị:Tỷ đồng
Stt Nội dung Dự toán Ước thực Dự toán
2014
Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu 2013 hiện 2013 DT2014 DT2013 TH2013
A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 816,000 790,800 782,700 100.0 100 100
1 Thu nội địa 545,500 530,000 539,000 68.86 66.85 67.02
2 Thu từ dầu thô 99,000 115,000 85,200 10.89 12.13 14.54