Tác động của chính sách tài khóa đến tình hình kinh tế-xã hộ

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 54)

C BỘI HI NGÂN SÁH NHÀ NƯỚ 120,600 111

c) Tác động của chính sách tài khóa đến tình hình kinh tế-xã hộ

- Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế được cải thiện qua từng Quý: GDP quý I tăng 5,57%, quý II tăng 5,68%, quý III tăng 6,07%, quý IV tăng 6,10%. Ước thực hiện cả năm, tốc độ tăng GDP đạt khoảng 5,89%, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 4,0%; công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 5,53%; dịch vụ tăng khoảng 6,99%.

- Đầu tư phát triển

Thực hiện chủ trương chủ động cắt giảm vốn đầu tư của Nhà nước để kiềm chế lạm phát, cùng với việc các doanh nghiệp giảm đầu tư do gặp nhiều khó khăn, hiệu quả kinh doanh thấp, nên vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 giảm nhiều so với năm trước. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ước tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2010 (Nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì bằng 90,6% năm 2010) và bằng 34,6% GDP, bao gồm: Vốn khu vực Nhà nước 341,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 309,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 35,2% và tăng 3,3%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 226,9 nghìn tỷ đồng, chiếm

25,9% và tăng 5,8%.

Bảng 4. Vốn đầu tư toàn xã hội theo giá thực tế thực hiện năm 2011

Nghìn tỷ đồng Cơ cấu(%) So với năm 2010 (%) TỔNG SỐ 877,9 100,0 105,7 Khu vực Nhà nước 341,6 38,9 108,0

Khu vực ngoài Nhà nước 309,4 35,2 103,3 Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài 226,9 25,9 105,8

Nguồn: Tổng cục Thống kê - Giá cả, lạm phát

Tốc độ tăng giá tiêu dùng có xu hướng giảm liên tục trong nửa cuối năm; ước tính tốc độ tăng giá tiêu dùng năm 2011 khoảng 18,13%. Mặt bằng lãi suất huy động và cho vay hợp lý hơn và có xu hướng giảm dần trong những tháng cuối năm. Các biện pháp nhằm bình ổn thị trường ngoại hối đã góp phần ổn định tỷ giá, cải thiện thanh khoản ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối, thúc đẩy xuất khẩu.

-Bội chi ngân sách và nợ công

Bội chi NSNN năm 2011 Quốc hội quyết định là 120.600 tỷ đồng, bằng 5,3% GDP. Ước cả năm, trên cơ sở đánh giá kết quả thu, chi và dự kiến sử dụng tăng thu NSNN báo cáo trên, giảm bội chi NSNN năm 2011 xuống 4,9% GDP. Số bội chi tuyệt đối là 111.500 tỷ đồng, giảm 9.100 tỷ đồng so với Quốc hội quyết định.

Đến hết năm 2011, dư nợ công bằng 54,6% GDP, dư nợ Chính phủ 43,6% GDP và dư nợ quốc gia 41,5% GDP, nằm trong giới hạn an toàn an ninh tài chính quốc gia. (Theo Chiến lược nợ công đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được phê duyệt thì đến năm 2015 giới hạn tối đa dư nợ công bằng 65% GDP, dư nợ Chính phủ bằng 55% GDP và dư nợ quốc gia bằng 50% GDP).

Kim ngạch xuất khẩu cả năm ước tăng 33,3%, cao hơn 3 lần chỉ tiêu Quốc hội thông qua (10%). Xuất khẩu tăng cao, nhập khẩu được kiểm soát (ước kim ngạch tăng 24,7% so năm 2010), nên nhập siêu cả năm dự kiến bằng 9,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn chỉ tiêu kế hoạch (không quá 18%) và giảm mạnh so với mức năm 2010 (17,5%), góp phần tích cực cải thiện cán cân thanh toán và ổn định tỷ giá. Tăng trưởng kinh tế được cải thiện qua từng Quý: GDP quý I tăng 5,57%, quý II tăng 5,68%, quý III tăng 6,07%, quý IV tăng 6,10%. Ước thực hiện cả năm, tốc độ tăng GDP đạt khoảng 5,89%, trong đó: nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng khoảng 4,0%; công nghiệp và xây dựng tăng khoảng 5,53%; dịch vụ tăng khoảng 6,99%.

- An sinh xã hội

Mặc dù trong điều kiện cắt giảm chi tiêu công, nhưng Nhà nước vẫn cố gắng đảm bảo thực hiện tốt các chính sách bảo đảm an sinh xã hội đã bố trí trong dự toán như: mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, cấp học bổng cho học sinh dân tộc nội trú, bán trú...; thực hiện hỗ trợ đột xuất đối với người nghèo, người có thu nhập thấp;hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo; hướng dẫn sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên để bổ sung chi đảm bảo an sinh xã hội; sử dụng trên 3.000 tỷ đồng từ dự phòng NSNN để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; xuất cấp gần 65.000 tấn gạo để cứu trợ, cứu đói kịp thời cho nhân dân trong vùng bị khó khăn do thiên tai, dịch bệnh. Nhờ vậy, đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo tiếp được 2%, giải quyết 1,54 triệu việc làm; thất nghiệp ở thành thị dưới 4%; đảm bảo cung ứng các dịch vụ thiết yếu về y tế, giáo dục cho đại đa số người dân.

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w