Giảm thiểu bất bình đẳng Giảm tỷ lệ nợ /GDP

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 48)

- Giảm tỷ lệ nợ /GDP

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Trên đây là hệ thống các chỉ số trung gian và chỉ số cuối cùng với kỳ vọng được sử dụng để đánh giá chính sách tài khóa theo cách tiếp cận quản lý theo kết quả. Trên phương diện lý thuyết, có thể nói việc sử dụng bộ chỉ số này để đánh giá chính sách theo cách tiếp cận tính hiệu quả và hiệu lực của chính sách mang lại nhiều ưu điểm. Nó cho phép nhà quản lý trả lời được đầy đủ câu hỏi rằng chính sách có đạt được ý đồ mong muốn củai ình hay không- điều mà trong phương thức quản lý theo đầu vào thường bị bỏ ngỏ. Tuy nhiên, việc vận dụng

chúng trong đánh giá chính sách tài khóa sẽ gặp những trở ngại đáng kể. Trước hết, tác động của chính sách tài khóa trong thời kỳ ngắn hạn chỉ tập trung biểu hiện rõ ở sự thay đổi quy mô và cơ cấu cầu của xã hội, đành rằng sự thay đổi cầu xã hội cũng có tác động nhất định đến sự thay đổi sản lượng, việc làm, thất nghiệp trong thời kỳ. Rõ ràng, những biến đổi do tác động của chính sách tài khóa đối với nền kinh tế thường phát huy tác dụng trong thời kỳ dài hơn. Mặt khác, sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế, ngoài sự tác động của chính sách tài khóa, còn chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu tố khác, do vậy bản thân việc đánh giá thông qua tính hiệu quả và hiệu lực của chính sách tài khóa là hoàn toàn chưa đầy đủ. Ngoài ra, sự không đầy đủ về dữ liệu cũng là một trở ngại đáng kể khi thực hiện sự đánh giá dựa vào các chỉ số trung gian và cuối cùng. Để khắc phục những hạn chế đã chỉ ra, trên thực tế cần kết hợp hai phương thức đánh giá, cả đánh giá theo đầu vào và đánh giá theo đầu ra.

1.3.4. Phương pháp đánh giá

Để đánh giá chính sách, về nguyên tắc có thể sử dụng cả phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

Phương pháp định lượng về cơ bản là sử dụng các mô hình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập. Tùy theo mục đích và điều kiện khác nhau có thể chọn các dạng mô hình khác nhau. Trong điều kiện cho phép về mặt số liệu, việc sử dụng mô hình hồi quy đa biến là một cách tiếp cận phù hợp, có thể cho kết quả tin cậy.

Tuy nhiên, trong đánh giá chính sách tài khóa, việc đánh giá bao gồm nhiều nội dung phức tạp, có quan hệ nhiều chiều, trong điều kiện số liệu lại hạn chế thì phương pháp định tính tỏ ra là phù hợp hơn. Trong điều kiện hiện nay, có thể sử dụng các phương pháp cụ thể sau đây:

- Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở phỏng vấn sâu đối với một nhóm đối tượng chọn lọc, áp dụng cho nghiên cứu các vấn đề nhạy cảm. Mặc dù dễ mắc vào nhược điểm là dễ bị chi phối bởi

ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn, nhưng trái lại với các vấn đề mang tầm bao quát lớn như lĩnh vực tài chính, những ý kiến của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực này nhiều khi lại mang ý nghĩa rất quyết định đến độ xác thực của vấn đề. Để phát huy tính tích cực và hạn chế nhược điểm của phương pháp, việc lựa chọn đúng chuyên gia phỏng vấn cũng như cách thức đặt câu hỏi cần được hết sức chú trọng.

- Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu được sử dụng khi tiến hành đánh giá những nội dung có tính hệ thống hóa cao. Bằng cách này cho phép quan sát được kết quả thay đổi của vấn đề liên quan đến chính sách. Khi thực hiện phương pháp này, việc thực hiện so sánh chuỗi hoặc so sánh chéo là hết sức cần thiết và có thể giúp thu nhận được những kết quả quan trọng. Ngoài ra, do đặc điểm các chính sách kinh tế xã hội thường có độ trễ nhất định, do đó tùy vào đặc điểm của đối tượng phân tích, cần lưu ý đến nét đặc thù về thời gian để phân tích và rút ra được các kết luận đảm bảo tính đồng nhất của vấn đề chính sách.

- Phương pháp phân tích dựa trên kết quả đầu ra của một công cụ chính sách cụ thể.Phương pháp này có thể áp dụng, chẳng hạn trong trường hợp Chính phủ thực hiện gói kích cầu đối với thị trường bất động sản. Các số liệu về đầu vào, đầu ra, kết quả và tác động của chính sách có thể cho phép rút ra được những kết luận đánh giá sát thực, làm cơ sở suy rộng cho các công cụ chính sách khác.

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA VIỆT NAM THỜI GIAN QUA ( 2011- 2013) THỜI GIAN QUA ( 2011- 2013)

2.1. Khái quát về chính sách tài khóa hai năm 2011-2012

2.1.1. Chính sách tài khóa và diễn biến ngân sách nhà nước năm 2011 a) Bối cảnh và chính sách tài khóa a) Bối cảnh và chính sách tài khóa

Tình hình kinh tế - xã hội trong nước và thế giới trong những tháng đầu năm 2011 xuất hiện nhiều yếu tố gây bất ổn kinh tế vĩ mô. Trên thế giới, đà phục hồi kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát ở nhiều nước tăng cao; khủng hoảng nợ công ở châu Âu lan rộng;… Kinh tế trong nước vừa phải chịu những tác động bất lợi từ bên ngoài, vừa phải khắc phục những yếu kém nội tại bên trong; tỷ giá, lạm phát, lãi suất tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, đời sống của nhân dân, nhất là các hộ nghèo, thu nhập thấp, gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011, xác định mục tiêu điều hành chung của năm 2011 là tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và đề ra các giải pháp triển khai, trong đó có việc thực hiện chính sách tiền tệ,

chính sách tài khoá chặt chẽ, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu; bảo đảm an sinh xã hội.

Với mục tiêu đó, chính sách tài khóa trong năm 2011 quán triệt nguyên tắc

chủ động, chặt chẽ hơn thông qua các biện pháp quản lý thu chi ngân sách theo đúng quy định của Luật Ngân sách; nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, phấn đấu giảm bội chi ngân sách theo mục tiêu Quốc hội đề ra.

Trên thực tế, các giải pháp và quyết sách của Chính phủ trong năm 2011 thiên về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an sinh xã hội đã được thực hiện đồng bộ, kịp thời và quyết liệt. Năm 2011 cũng chứng kiến sự chặt chẽ trong điều hành thu chi ngân sách nhà nước.

Về chỉ đạo điều hành, trong năm 2011, chính sách tài khóa (gồm hai bộ phận chủ yếu là thu - chi ngân sách để tạo lập quỹ ngân sách nhà nước (NSNN)

phục vụ yêu cầu phát triển KT - XH) đã được Chính phủ thực hiện thận trọng, linh hoạt. Bên cạnh việc kiên quyết cắt giảm đầu tư công, chống thất thu ngân sách và giảm nợ đọng thuế, Chính phủ đã thực hiện giãn, giảm thuế thu nhập DN, thu nhập cá nhân, thuế nhập khẩu cho người dân, DN và có chính sách hỗ trợ thiết thực cho người nghèo, đối tượng chính sách…

b) Kết quả thực hiện nhiệm vụ Ngân sách Nhà nước

Bảng 3. Cân đối ngân sách nhà nước năm 2011

Đơn vị: Tỷ đồng

A TỔNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 605.000 684.500 113,14

I Thu cân đối ngân sách nhà nước 595.000 674.500 113,36

1 Thu nội địa 382.000 425.000 111,262 Thu từ dầu thô 69.300 100.000 144,30 2 Thu từ dầu thô 69.300 100.000 144,30 3 Thu từ xuất khẩu, nhập khẩu 138.700 144.000 103,82 4 Thu viện trợ không hoàn lại 5.000 5.500 110,00

II Thu chuyển nguồn 10.000 10.000 100,00

B TỔNG CHI CÂN ĐỐI NGÂN SÁCH NHÀ

NƯỚC 725.600 796.000 109,70

1 Chi đầu tư phát triển 152.000 175.000 115,132 Chi trả nợ và viện trợ 86.000 101.000 117,44 2 Chi trả nợ và viện trợ 86.000 101.000 117,44 3 Chi thường xuyên 469.100 491.500 104,78 4 Chi thực hiện cải cách tiền lương 6.000 --- 5 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính 100 100 100,00

6 Dự phòng 18.400 ----

7 Chi chuyển nguồn 22.400 ---

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w