C BỘI HI NGÂN SÁH NHÀ NƯỚ 162,000 195,500 224,
3.3.3. Phối hợp tốt chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ
- Điều hành chính sách tiền tệ thận trọng, hiệu quả gắn kết chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát, tăng cưởng ổn định kinh tế vĩ mô và đảm bảo tăng trưởng hợp lý. Sử dụng linh hoạt các công cụ của chính sách tiền tệ nhằm ổn định thị trường tiền tệ, điều tiết tiền tệ hợp lý để đảm bảo thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Ngân hàng nhà nước cần chỉ đạo các tổ chức tín dụng sẵn sàng nguồn vốn, giảm bớt các thủ tục hành chính đểthúc đẩy mở rộng tín dụng nhằm phối hợp với các chính sách tài chính khác hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tiếp tục phát triển đồng bộ và lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, giảm dần tỷ lệ nợ xấu thông qua việc tái cơ cấu hệ thống tổ chức tín dụng; tiến hành thanh lọc, mua bán hoặc sáp nhập các tổ chức tín dụng có tình hình tài chính yếu kém. Triển khai có hiệu quả các Đề án xử lý nợ xấu và cơ cấu lại ngân hàng thương mại.
- Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước, kiểm soát chặt chẽ nợ công, nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước. Kiểm soát nhập siêu ở mức hợp lý. Tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp khuyến khích, đẩy mạnh xuất khẩu. Thực hiện có hiệu quả các biện pháp hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích,
hàng hóa xa xỉ hoặc các mặt hàng trong nước sản xuất được để thúc đẩy sản xuất. Thực hiện điều hành tỷ giá theo tín hiệu thị trường, đảm bảo giá trị đồng tiền Việt nam và đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và tăng dự trữ ngoại hối nhà nước. Mở rộng các hình thức thanh toán qua ngân hàng và thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
- Tiếp tục thực hiện chính sách tìa khóa chặt chẽ, quán triệt quan điểm triệt để tiết kiệm, chống lãng phí ngay từ khâu xác định nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm cần thực hiện trong năm 2014. Xây dựng và triển khai dự toán ngân sách nhà nước gắn với chiến lược và định hướng phát triển trong từng thời kỳ, đảm bảo tính bền vững của NSNN, phản ánh được thứ tự ưu tiên trong phân bổ nguồn ngân sách nhà nước đối với từng ngành, lĩnh vực. Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp về ngân sách nhà nước, đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ thu, chi theo dự toán được duyệt.
Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý kinh tế vĩ mô, thực hiện thành công các mục tiêu kinh tế - xã hội đề ra, ngày 06/8/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1317/QĐ-TTg phê duyệt Đề án cải cách cơ chế phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô. Quyết định đang được các cơ quan liên quan tích cực triển khai. Tuy nhiên, trước mắt cần sớm thống nhất ban hành Quy chế phối hợp trong điều hành và quản lý kinh tế vĩ mô giữa 4 cơ quan là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN Việt Nam, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương. Nội hàm của quy chế này chủ yếu là sự phối hợp giữa các chính sách tài khóa, tiền tệ, tín dụng, đầu tư, thương mại và giá cả nhằm đảm bảo thực hiện nhất quán và cân đối các mục tiêu kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng, lạm phát, các cân đối lớn và việc làm.
Để thực hiện định hướng “tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, chính sách tài khóa chặt chẽ”, trong điều hành ngân sách 2014 cần thực hiện một số biện pháp cụ thể sau đây:
trong giai đoạn 2014-2015, cùng các các chính sách nhằm ưu tiên giữ ổn định kinh tế vĩ mô. Có như vậy, các chủ thể kinh tế và công chúng mới yên tâm triển khai các kế hoạch, dự án sản xuất kinh doanh hay thực hiện các dự định tiêu dùng cá nhân. Theo đó, NHNN khẩn trương xây dựng và triển khai khuôn khổ điều hành chính sách tiền tệ theo lạm phát mục tiêu. Khi có sự xung đột giữa các mục tiêu hoạt động được giao, NHNN được phép theo đuổi mục tiêu ưu tiên số một là kìm giữ lạm phát.
Thứ hai, về chính sách tỷ giá cần cam kết theo đuổi mục tiêu ổn định tỷ giá với biên độ biến động hẹp trong 2014-2015, để các nhà đầu tư cả trong nước và ngoài nước yên tâm đầu tư kinh doanh, cũng như dân cư có thể sẵn sàng chuyển hóa tài sản ngoại tệ sang nội tệ để tiêu dùng. Việc nới lỏng dần tiến tới tự do hóa tài khoản vốn cần chặt chẽ, thận trọng và theo một lộ trình thích hợp.
Thứ ba, cần có sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ trong việc phát hành trái phiếu chính phủ để bù đắp cho nguồn chi. Để thực hiện nhiệm vụ này, NHNN cần đảm bảo cung ứng đủ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng, đáp ứng đủ vốn cho nền kinh tế nhưng không được làm gia tăng áp lực lạm phát tiền tệ, đồng thời phải tạo điều kiện cho Bộ Tài chính phát hành thành công tín phiếu và trái phiếu chính phủ theo kế hoạch 2014-2015.
Thứ tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, NHNN, Bộ Tài chính và Bộ Công Thương, tích cực triển khai “Lập chương trình tài chính” trên cơ sở nguồn dữ liệu chuẩn mực và các điều kiện, kịch bản kinh tế hợp lý, để thực sự có thể khai thác và sử dụng công cụ này một cách hữu hiệu, giúp cải thiện hiệu quả phối hợp trong quản lý và điều hành kinh tế vĩ mô ở nước ta.