Chi chuyển nguồn

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 62)

I Thu cân đối ngân sách nhà nước 740.500 743.190 100,

7 Chi chuyển nguồn

C BỘI CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 140.200 140.200 ---

triệu tấn, giá bán 85 USD/thùng). Thực hiện cả năm đạt 140.107 tỷ đồng, vượt 61,0% (53.107 tỷ đồng) so với dự toán, trên cơ sở giá dầu bình quân năm đạt 116,5 USD/thùng, tăng 31,5 USD/thùng so với thời điểm dự toán đầu năm; sản lượng thanh toán đạt 15,28 triệu tấn, tăng 530 nghìn tấn so kế hoạch.

-Thu cân đối từ hoạt động xuất, nhập khẩu: Dự toán thu là 153.900 tỷ đồng, trên cơ sở dự toán tổng thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 223.900 tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ là 70.000 tỷ đồng. Thực hiện thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu cả năm đạt 197.828 tỷ đồng, bằng 88,4% dự toán, sau khi thực hiện hoàn thuế giá trị gia tăng theo chế độ 70.000 tỷ đồng, thu cân đối ngân sách cả năm đạt 127.828 tỷ đồng, bằng 83,1% (giảm 26.072 tỷ đồng) dự toán năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu do (i) kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế giảm, bình quân giảm 6,1% trong đó một số mặt hàng có thuế suất cao giảm mạnh (ô tô, rượu, mỹ phẩm, điện thoại di động...); kết hợp với việc thực hiện các quy định chặt chẽ đối với một số mặt hàng nhập khẩu chịu thuế suất cao, như ô tô, rượu mỹ phẩm, điện thoại di động...; (ii) thuế suất đối với một số mặt hàng điều chỉnh thấp hơn so dự kiến khi xây dựng dự toán thu, chẳng hạn thuế nhập khẩu xăng dầu thấp so dự toán thấp hơn 12% so dự toán 20%, thuế xuất khẩu than chỉ đạt 10% thuế suất so dự toán 20% để bình ổn sản xuất.

-Thu viện trợ không hoàn lại: dự toán 5.000 tỷ đồng, thực hiện cả năm đạt 7.825 tỷ đồng, tăng 56,5% (2.825 tỷ đồng) so dự toán. Nguyên nhân chủ yếu là do phát sinh tăng khoản viện trợ của các chương trình, dự án cứu trợ xã hội, thực hiện ghi thu-ghi chi quản lý qua ngân sách.

Tóm lại, trên cơ sở phấn đấu quyết liệt, thực hiện thu NSNN năm 2012 cơ bản đạt dự toán Quốc hội quyết định (vượt 0,4% so dự toán), trong đó cơ cấu nguồn thu có sự thay đổi như: số thu nội địa giảm 27.170 tỷ đồng và thu cân đối ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu giảm 26.072 tỷ đồng so dự toán nhưng lại được bù đắp bằng số vượt thu từ dầu thô 53.107 tỷ đồng so dự toán.

- Chi NSNN năm 2012

Tổng dự toán chi NSNN là 903.100 tỷ đồng. Trong tổ chức thực hiện, nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán ngân sách trong điều kiện thu ngân sách gặp nhiều khó khăn, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành theo hướng:

- Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng dự toán đã bố trí ở các lĩnh vực chi nhưng chưa phân bổ đầu năm, nguồn dự phòng của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trường hợp chưa thực sự cần thiết, cấp bách thì dừng triển khai hoặc điều chuyển sang bố trí dự toán năm 2013 để tiếp tục thực hiện, hạn chế việc chuyển nguồn năm 2012 sang 2013. Trên cơ sở đó giảm chi ngân sách để bù đắp cho số thiếu hụt của ngân sách từng cấp.

- Đối với các địa phương bị hụt thu cân đối ngân sách địa phương (không bao gồm số thu tiền sử dụng đất, thu viện trợ), yêu cầu trước hết là địa phương phải tự thực hiện rà soát, sắp xếp để cắt giảm các nhiệm vụ chi chưa cân đối được nguồn; chủ động sử dụng các nguồn lực tài chính của địa phương để đảm bảo cân đối ngân sách địa phương. Trường hợp sau khi đã thực hiện sắp xếp thu- chi và sử dụng các nguồn lực sẵn có của mình mà địa phương vẫn thực sự khó khăn, thì NSTW xem xét hỗ trợ một phần.

Trên cơ sở tổng hợp dự toán chi NSNN đầu năm, số phân bổ sử dụng từ dự phòng NSNN, thực hiện tổng chi NSNN năm 2012 đạt 905.790 tỷ đồng, bằng 100,3% so với dự toán 2012. Kết quả cụ thể tại một số lĩnh vực chi chủ yếu như sau:

- Chi đầu tư phát triển: Dự toán chi là 180.000 tỷ đồng. Thực hiện cả năm 2012 đạt 195.054 tỷ đồng, bằng 108,4% dự toán, chiếm 21,5% tổng chi NSNN và bằng 6,6% GDP; trong đó: chi đầu tư xây dựng cơ bản đạt 107,6% dự toán, chi bổ sung dự trữ quốc gia đạt 134,7% dự toán, các nhiệm vụ chi đầu tư phát triển khác đạt 100% dự toán. So với dự toán, số chi đầu tư phát triển tăng 15.054 tỷ đồng chủ yếu do được bổ sung từ nguồn vượt thu tiền sử dụng đất so dự toán của ngân sách địa phương; nguồn dự phòng NSNN cho các công trình, dự án

phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tăng bổ sung dự trữ quốc gia để đảm bảo an ninh lương thực và một số mặt hàng dữ trữ khác...

Đến hết ngày 31/01/2013, vốn đầu tư XDCB giải ngân ước đạt 97,2% dự toán, vốn trái phiếu Chính phủ giải ngân ước đạt trên 90% kế hoạch. Nguyên nhân chủ yếu do trong năm 2012 việc giao vốn cho các Bộ, ngành và địa phương chậm hơn so với các năm trước (vốn NSNN giao vào nửa cuối tháng 1/2012, vốn chương trình mục tiêu giao vào cuối tháng 4/2012); một số dự án do không đáp ứng đủ các tiêu chí nên việc bố trí kế hoạch vốn còn vướng mắc phải xử lý, năng lực của một số chủ đầu tư và Ban quản lý, tư vấn còn hạn chế; cơ chế, chính sách quản lý vốn đầu tư còn bất cập, chưa nhất quán giữa các văn bản quy phạm pháp luật; vướng mắc trong giải phóng mặt bằng... Phần vốn chưa giải ngân còn lại (bao gồm cả vốn được bổ sung từ các nguồn vượt thu tiền sử dụng đất, dự phòng NSNN...) được chuyển nguồn sang năm 2013 để tiếp tục thực hiện.

-Chi trả nợ và viện trợ: Dự toán chi là 100.000 tỷ đồng. Thực hiện cả năm đạt 100.000 tỷ đồng, bằng 100% dự toán, đảm bảo thanh toán đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ nợ theo cam kết.

-Chi thường xuyên (bao gồm cả chi cải cách tiền lương) thực hiện năm 2012 đạt 610.636 tỷ đồng, bằng 101,6% dự toán. Về cơ bản, số chi thường xuyên nói trên đảm bảo được các nhu cầu chi theo dự toán đã giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách; nguồn chi thực hiện cải cách tiền lương đã được phân bổ, sử dụng phù hợp với số đối tượng thụ hưởng thực tế và đúng chính sách, chế độ; chính sách an sinh xã hội được đảm bảo, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo đời sống văn hoá, tinh thần của nhân dân. Các bộ, ngành và địa phương cũng đã nghiêm túc thực hiện chủ trương thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên; rà soát, sắp xếp lại, cắt giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. Cơ quan tài chính đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chi NSNN, đảm bảo đúng dự

toán và chế độ quy định.

Trong quá trình điều hành, căn cứ quy định của Luật NSNN, nguồn dự phòng NSTW đã được phân bổ sử dụng cho các nhiệm vụ phát sinh theo quyết định của cấp có thẩm quyền và chế độ ban hành; trong đó: chi cho công tác xử lý, khắc phục hậu quả thiên tai và các nhiệm vụ đột xuất, cấp bách khoảng 5.780 tỷ đồng. Các địa phương sử dụng nguồn dự phòng và vượt thu NSĐP để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai và dịch bệnh... theo chế độ quy định. Bên cạnh đó, đã xuất cấp 44.600 tấn gạo dự trữ quốc gia để cứu trợ cho nhân dân ở những vùng bị thiếu đói, giáp hạt; góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

c)Tác động của chính sách tài khóa đến tình hình kinh tế - xã hội

-Tăng trưởng kinh tế:

Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011, trong đó quý I tăng 4,64%; quý II tăng 4,80%; quý III tăng 5,05%; quý IV tăng 5,44%. Mức tăng trưởng năm 2012 tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp điều hành chính sách tài khóa trong năm 2012. Trong 5,03% tăng trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%, đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%, đóng góp 2,7 điểm phần trăm.

- Đầu tư phát triển:

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành ước tính đạt 989,3 nghìn tỷ đồng, tăng 7% so với năm trước và bằng 33,5% GDP, đây là năm có tỷ trọng vốn đầu tư so với GDP đạt thấp nhất kể từ năm 2000 trở lại

đây. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012, vốn khu vực Nhà nước đạt 374,3 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,8% tổng vốn và tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 385 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,9% và tăng 8,1%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 230 nghìn tỷ đồng, chiếm 23,3% và tăng 1,4%.

Bảng 6. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2012 theo giá hiện hành Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) năm trước (%)So với cùng kỳ

TỔNG SỐ 989,3 100,0 107,0

Khu vực Nhà nước 374,3 37,8 109,6

Khu vực ngoài Nhà nước 385,0 38,9 108,1

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước

ngoài 230,0 23,3 101,4

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách Nhà nước ước tính đạt 205 nghìn tỷ đồng, bằng 98,8% kế hoạch năm và tăng 15% so với năm 2011.

-Giá cả, lạm phát:

Nhìn lại năm 2012, CPI tháng Mười Hai chỉ tăng 6,81% so với cùng kỳ năm 2011, xấp xỉ mức tăng 6,52% của năm 2009, thấp hơn nhiều so với mức tăng 11,75% của năm 2010 và mức tăng 18,13% của năm 2011 nhưng là năm giá có nhiều biến động bất thường, cụ thể là: CPI tăng không quá cao vào hai tháng đầu năm (Tăng 1,0% vào tháng Một và tăng 1,37% vào tháng Hai) nhưng tăng cao nhất vào tháng Chín với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm, điều này thể hiện tính kịp thời và hiệu quả của việc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 26/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành và bình ổn giá. Trong năm có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%.

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w