Bối cảnh quốc tế và trong nước

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 112)

III Dư nợ công

3.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước

3.1.1.1. Bối cảnh quốc tế

Năm 2014, theo phân tích và nhận định, tình hình thế giới có nhiều chuyển biến tích cực, song vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, khó lường. Cạnh tranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực Châu Á –Thái Bình Dương và tình hình

tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông tiếp tục diễn ra gay gắt. Những xung đột này càng làm cho triển vọng kinh tế khu vực thêm màu sắc ảm đạm.

Tại Châu Âu, cuộc khủng hoảng Ucraina đã dẫn đến sự đối đầu mạnh mẽ giữa Liên bang Nga và Mỹ cùng với Liên minh Châu Âu. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ và NATO đối với Nga không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của Nga mà còn ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế Mỹ và các nước thuộc EU vốn đang trong giai đoạn khó khăn.

Kết thúc năm 2013 cho thấy, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu phục hồi, tuy nhiên còn nhiều yếu tố rủi ro, thiếu vững chắc. Sức cầu thế giới hiện ở mức thấp, lạm phát ở hầu hết các nước có chiều hướng giảm là điều kiện để các nước liên tục nới lỏng tiền tệ và chính sách tài khóa nhằm phục hồi tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới được dự báo đạt mức 3,6% năm 2014, cao hơn mức 3,1% năm 2013.

Kinh tế Mỹ và Nhật Bản đã có sự cải thiện và được dự báo tiếp tục phục hồi trong năm 2014 nhưng vẫn chưa thực sự vững chắc. Những chính sách kích thích kinh tế của Mỹ và Nhật Bản trong thời gian qua chưa có tác dụng rõ rệt nên có thể còn tiếp tục được duy trì. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) ngày 17/9/2013 đã quyết định tiếp tục chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 (QE3) với quy mô 85 tỷ USD/ tháng đểhỗ trợ tăng trưởng kinh tế.Với quyết định này, FED dự báo tăng trưởng năm 2014 có thể đạt 3 -3,1%, cao hơn mức 2,3% năm 2013. Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản ( BOJ) ngày 5/9/2013 cũng thông báo giữ nguyên chính sách tiền tệ nới lỏng hiện hành và nhận định nền kinh tế Nhật Bản đang phục hồi nhờ đầu tư cố định của các doanh nghiệp bắt đầu tăng, lợi nhuận khá hơn và chi tiêu dùng ổn định, việc làm và thu nhập được cải thiện.

Mặc dù, trong bối cảnh hiện nay, rủi ro từ thị trường tài chính vẫn còn lớn làm cho nguồn cung tín dụng bị hạn chế, song kinh tế châu Âu có tín hiệu bước ra khỏi giai đoạn khó khăn.

Kinh tế Trung Quốc đang trên đà suy giảm mạnh. Các vấn đề phát sinh từ nội bộ nền kinh tế như nợ công của chính quyền địa phương, bong bóng tín dụng, khan hiếm tiền mặt, sự lũng đoạn của các ngân hàng, chiến dịch chống

tham nhũng rầm rộ… đang khiến nước này phải đối mặt với hàng loạt khó khăn cả trong nước và quốc tế.

Ở châu Á, do cầu thế giới được cải thiện cùng với tác động của các biện pháp kích thích kinh tế, tốc độ tăng trưởng của Hàn Quốc và Ấn Độ được dự đoán có thể đạt mức tương ứng là 3% và 5,9% năm 2014. Tăng trưởng tại các nền kinh tế ASEAN – 5 ( gồm Indonesia, Malayxia. Philippin, Thái Lan và Việt Nam) được dự báo ở mức 5,7% năm 2014. Thương mại thế giới được dự báo có sự khởi sắc trong năm 2014 do tăng trưởng kinh tế của Mỹ và Nhật Bản có chiều hướng khả quan hơn và sản xuất tại các nền kinh tế mới nổi sẽ tăng trưởng tốt hơn do sự phục hồi sức mua từ các nền kinh tế phát triển và các yếu tố vĩ mô được cải thiện ở các quốc gia này.

Dòng vốn FDI toàn cầu năm 2014 được kỳ vọng tăng hơn năm 2013. Dòng vốn đầu tư từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore…đang có xu hướng chuyển từ Trung Quốc sang các nước ASEAN nhằm phân tán rủi ro. Đây là cơ hội tốt cho Việt Nam trong việc thu hút FDI từ các quốc gia này. Tuy nhiên Việt Nam cũng đang chịu sức ép cạnh tranh nguồn vốn này với các nước trong vùng như Indonexia,Thái Lan, Myanma…Do đó thu hút FDI thời gian tới cũng không hẳn hoàn toàn thuận lợi.

Hộp 1: 10 dự báo kinh tế thế giới năm 2014

Nariman Behravesh, kinh tế gia trưởng của IHS – một tập đoàn nghiên cứu kinh tế quốc tế danh tiếng, từng chính xác trong 9/10 dự báo về kinh tế thế giới 2013. Do vậy trước thềm năm mới 2014, những dự báo của ông rất được phố Wall chú ý. Và sau đây là 10 dự đoán của chuyên gia này về kinh tế toàn cầu trong năm nay.

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 112)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w