Tăng cường quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, phát triển đồng bộ các loại thị trường

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 129)

C BỘI HI NGÂN SÁH NHÀ NƯỚ 162,000 195,500 224,

3.3.4. Tăng cường quản lý giá theo nguyên tắc thị trường, kiểm soát lạm phát, phát triển đồng bộ các loại thị trường

phát triển đồng bộ các loại thị trường

Trong thời gian tới cần thực hiện nhất quán chủ trương quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước ( như giá điện, than bán cho điện,

học phí, viện phí…) theo lộ trình với thời gian và mức độ phù hợp để đảm bảo mục tiêu kiểm soát được lạm phát, hài hòa lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp. Tăng cường kiểm tra, thanh tra, minh bạch hóa thông tin, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về giá cả, thị trường. Cần có cơ chế và chính sách thích hợp để giá các dịch vụ giáo dục, y tế từng bước phản ánh được yêu cầu của thị trường, động thời đảm bảo chính sách hỗ trợ hợp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

Việc điều chỉnh giá các mặt hàng cơ bản và dịch vụ công cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành liên quan và lộ trình hợp lý về thời điểm tăng giá, mức tăng giá… Thực hiện nghiêm Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 05 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014. Theo đó, cần bảo đảm cân đối cung - cầu hàng hóa, dịch vụ trong những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán; quản lý, điều hành các mặt hàng thiết yếu, dịch vụ công phù hợp nhằm giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp và giảm áp lực tăng giá trong các tháng cuối năm. Xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, đầu cơ, găm hàng đẩy giá lên cao hoặc tăng giá đột biến trong dịp Tết Nguyên đán.

Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” cùng với triển khai Chương trình đưa hàng bình ổn về nông thôn. Mở rộng các nhóm hàng bình ổn cũng như thời gian phục vụ cùng với cải tiến phương thức thực hiện nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn. Tăng cường kiểm tra các điểm bán hàng bình ổn giá về mặt hàng, giá bán. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm. Nhân rộng mạng lưới các điểm bán hàng bình ổn và tập trung nhiều hơn đến các vùng nông thôn, khu vực đông dân cư, khu công nghiệp.

rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa mang lại hiệu quả cao cho nền kinh tế. Trong những năm tới, cần xác định đầy đủ thách thức và lợi thế khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) để từ đó tập trung đầu tư phát triển mạnh những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh với thuế suất giảm sâu như: Sản phẩm dệt may, da giày, đồ gỗ, nông sản. Bên cạnh đó, trước thách thức của việc nước ta nhập khẩu tỷ lệ lớn nguyên liệu và máy móc từ các nước, trong đó có Trung Quốc và các đối tác không phải là thành viên TPP để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu thì việc phát triển nhanh những ngành công nghiệp phụ trợ và củng cố hạ tầng để giảm thiểu thách thức đối với Việt Nam là việc làm cấp bách.

Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về phát hành trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Thực hiện điều hành lãi suất các loại trái phiếu linh hoạt , phù hợp với điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và lãi suất thị trường. triển khai tái cơ cấu thị trường chứng khoán và các định chế tài chính có hiệu quả đồng thời sắp xếp lại các sở giao dịch chứng khoán theo hướng phù hợp với xu hướng mô hình tổ chức và hoạt động của sở giao dịch chứng khoán.

3.3.5.Tăng cường quản lý nợ công, thực hiện đúng cam kết trả nợ, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia

Tăng cường quản lý nợ công là một công việc cấp bách đối với việc đảm bảo an ninh tài chính quốc gia hiện nay. Trong năm 2014 cần tiếp tục triển khai mạnh mẽ các đề án và giải pháp của Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, chương trình quản lý nợ trung hạn 2013 – 2015. Thường xuyên theo dõi, tổng hợp và quản lý các chỉ tiêu về nợ. Trong khi tăng cường các biện pháp vận động tài trợ vốn ODA cần trích lập dự phòng rủi ro và chủ động bố trí nguồn trả nợ các khoản vay đến hạn. Bên cạnh đó cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán và giám sát để nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng hiệu quả vốn vay. Đối với nguồn vốn FDI, bên cạnh việc đẩy mạnh

thuhuts cần nâng cao chất lượng các dự án. Rà soát danh mục các dự án, chương trình ưu tiên cấp bảo lãnh theo hướng trước mắt không mở rộng và tiến tới thu hẹp diện được Chính phủ cấp bảo lãnh, chuyển dần sang kênh bảo lãnh của các ngân hàng thương mại.

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w