IV Chi bổ sung quỹ dự trữ Tà
a) Về thu ngân sách: Trên cơ sở đánh giá rõ tình hình thực tế, ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành chính sách thu NSNN
2.2.5. Tác động của chính sách tài khóa 2013 đến tình hình kinh tế-xã hộ
2.2.5.1. Phục hồi tăng trưởng kinh tế
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2013 ước tính tăng 5,42% so với năm 2012, trong đó quý I tăng 4,76%; quý II tăng 5,00%; quý III tăng 5,54%; quý IV tăng 6,04%. Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mục tiêu tăng 5,5% đề ra nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012 và có tín hiệu phục hồi. Trong bối cảnh kinh tế thế giới những năm qua có nhiều bất ổn, sản xuất trong nước gặp khó khăn, lạm phát tăng cao, Chính phủ tập trung chỉ đạo quyết liệt các ngành, các cấp thực hiện ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô nên đây là mức tăng hợp lý, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành.
Trong mức tăng 5,42% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,67%, xấp xỉ mức tăng năm trước, đóng góp 0,48 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 5,43%, thấp hơn mức tăng 5,75% của năm trước, đóng góp 2,09 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,56%, cao hơn mức tăng 5,9% của năm 2012, đóng góp 2,85 điểm phần trăm.
Trong khu vực dịch vụ, một số ngành chiếm tỷ trọng lớn có mức tăng khá là: Bán buôn và bán lẻ tăng 6,52%; dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 9,91%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,89%.
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, tuy mức tăng của ngành công nghiệp không cao (5,35%) nhưng ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng khá ở mức 7,44% (năm 2012 tăng 5,80%) đã tác động đến mức tăng GDP chung. Ngành xây dựng mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn nhưng đạt mức tăng 5,83%, cao hơn nhiều mức tăng 3,25% của năm trước cũng là yếu tố tích cực trong tăng trưởng kinh tế năm nay.
Do ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu ngành kinh tế năm 2013 đã có chuyển dịch nhất định: tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 19,7% năm 2012 xuống 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm nhẹ từ 38,6% xuống 38,3% và khu vực dịch vụ tăng từ 41,7% năm 2012
lên 43,3%.
Xét về góc độ sử dụng GDP năm 2013, tiêu dùng cuối cùng tăng 5,36% so với năm 2012, đóng góp 3,72 điểm phần trăm vào mức tăng chung; tích lũy tài sản tăng 5,45%, đóng góp 1,62 điểm phần trăm; chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 0,08 điểm phần trăm do xuất siêu.
2.2.5.2. Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành ước tính đạt 1091,1 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với năm trước và bằng 30,4% GDP. Trong vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013, vốn khu vực Nhà nước đạt 440,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 40,4% tổng vốn và tăng 8,4% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước 410,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 37,6% và tăng 6,6%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 240,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 22% và tăng 9,9%.
Bảng 10. Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2013 theo giá hiện hành
Nghìn tỷ đồng Cơ cấu (%) So với cùng kỳ năm trước (%) TỔNG SỐ 1091,1 100,0 108,0 Khu vực Nhà nước 440,5 40,4 108,4
Khu vực ngoài Nhà nước 410,5 37,6 106,6
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp NN 240,1 22,0 109,9
Nguồn: Tổng cục Thống kê
Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm 2013, vốn từ NSNN ước tính đạt 205,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,5% kế hoạch năm và tăng 0,3% so với năm 2012, trong đó vốn trung ương quản lý đạt 41 nghìn tỷ đồng, bằng 102,2% kế hoạch năm và giảm 18,3% so với năm trước; Vốn địa phương quản lý đạt 164,7 nghìn tỷ đồng, bằng 101,3% kế hoạch năm và tăng 6,3% so với năm 2012.
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2013 ước tính đạt 21,6 tỷ USD, tăng 54,5% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 14,3 tỷ
USD vốn đăng ký của 1275 dự án được cấp phép mới, tăng 70,5% (Số dự án tăng 0,7%) và 7,3 tỷ USD vốn đăng ký bổ sung của 472 lượt dự án được cấp phép từ các năm trước, tăng 30,8%. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện năm 2013 ước tính đạt 11,5 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2012.
Trong công tác đầu tư, các ngành và các địa phương tiếp tục thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ với mục tiêu quan trọng là bảo đảm đầu tư công hiệu quả, nhất là nguồn vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu Chính phủ. Do đó, công tác quản lý nhà nước về đầu tư được tăng cường, tập trung vào quản lý tiến độ, chất lượng công trình, thanh quyết toán vốn đầu tư, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản... nên đầu tư khu vực Nhà nước từng bước đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên do nhu cầu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, trong đó có nguồn vốn vay đã làm cho nợ công có xu hướng tăng nhanh, có thể ảnh hưởng đến sự bền vững nợ công. Nếu năm 2006, tỷ lệ nợ công mới bằng 41,5% GDP, thì năm 2010 bằng 54,9% GDP; năm 2012 bằng 55,7% và năm 2013 bằng 56,2%. Mặc dù tỷ lệ nợ công vẫn trong giới hạn an toàn, song theo xu hướng tăng trong mấy năm gần đây thì chỉ trong mấy năm nữa sẽ vượt ngưỡng an toàn, đe dọa ổn định vĩ mô.
2.2.5.3. Giá cả và lạm phát
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2013 tăng 0,51% so với tháng trước và tăng 6,04% so với tháng 12/2012. Đây là năm có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2013 tăng 6,6% so với bình quân năm 2012, thấp hơn nhiều so với mức tăng 9,21% của năm 2012. Trong năm nay, CPI tăng cao vào quý I và quý III với mức tăng bình quân tháng là 0,8%; quý II và quý IV, CPI tương đối ổn định và tăng ở mức thấp với mức tăng bình quân tháng là 0,4%.
Sơ đồ 4. Chỉ số giá tiêu dùng 2011-2013
Nguồn: Tổng cục thống kê
Chỉ số giá tiêu dùng năm nay tăng chịu sự tác động của một số nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất, giá một số mặt hàng và dịch vụ do Nhà nước quản lý được điều chỉnh theo kế hoạch và theo cơ chế thị trường như: điều chỉnh giá dịch vụ y tế làm cho CPI của nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 18,97% so với tháng 12 năm trước; tăng học phí làm làm CPI nhóm giáo dục tăng 11,71%; giá xăng dầu được điều chỉnh tăng/giảm và cả năm tăng 2,18%, góp vào CPI chung cả nước mức tăng 0,08%; giá điện điều chỉnh tăng 10%, đóng góp vào CPI chung khoảng 0,25%. Bên cạnh đó, giá gas cả năm tăng gần 5%, đóng góp vào CPI cả nước với mức tăng 0,08%.
Thứ hai, nhu cầu hàng hóa tiêu dùng của dân cư và tiêu dùng cho sản xuất tăng vào dịp cuối năm; Thứ ba, ảnh hưởng của thiên tai, mưa bão và Thứ tư là mức cầu trong dân yếu.
Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ khá ổn định. Chỉ số giá vàng tháng 12/2013 giảm 3,33% so với tháng trước; giảm 24,36% so với cùng kỳ năm 2012. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 12/2013 tăng 0,05% so với tháng trước; tăng 1,09% so với cùng kỳ năm 2012.
Như vậy, chỉ số lạm phát đã giảm mạnh từ 17,3% ở thời điểm tháng 01/2012 xuống còn 7,07% vào tháng 01/2013. Tính trong năm 2013,chỉ số này
có xu hướng giảm đều, ngoại trừ các tháng 6-8/2013 và tháng 12/2013. Kết thúc năm 2013, chỉ số giá tiêu dùng tăng khoảng 6,04% so với cùng kỳ năm 2012. Theo nhóm hàng, giá hàng phi lương thực – thực phẩm, giá nhà ở và vật liệu xây dựng đều có xu hướng giảm, góp phần giảm chỉ số lạm phát. Tuy nhiên, trong các tháng cuối năm, giá cả của các nhóm mặt hàng này có xu hướng tăng mạnh hơn và có tác động kìm hãm tốc độ giảm của chỉ số lạm phát. Như vậy, diễn biến lạm phát trong năm 2013 chủ yếu là do chính sách tài khóa thắt chặt thông qua các biện pháp cắt giảm đầu tư công, giới hạn tăng trưởng tín dụng, ổn định tỷ giá VNĐ/USD. Lạm phát thấp cũng xuất phát từ sự suy giảm của tổng cầu nền kinh tế, đi kèm với tình hình khó khăn trong sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xu hướng giảm giá trên thị trường thế giới cũng có tác động đáng kể. Tuy nhiên, diễn biến lạm phát năm 2013 chịu nhiều tác động bởi các quyết định hành chính liên quan đến việc tăng giá các mặt hàng bán lẻ xăng dầu, giá điện, giá thuốc và dịch vụ y tế, học phí…
Về tỷ giá VNĐ/USD trong năm 2013 có thể nói là khá ổn định. Theo thống kê, tỷ giá bình quân liên ngân hàng được giữ ổn định ở mức 20.820 trong suốt thời gian dài ( từ đầu 2012 đến 6/2013) trước khi được điều chỉnh nhẹ lên 21.030 từ cuối tháng 6/2013. Tỷ giá chính thức giao dịch tại các ngân hàng thương mại khá ổn định và nhìn chung đều giới hạn trong biên độ cho phép. Trong khi đó, tỷ giá trên thị trường tự do phản ánh khá sát với diễn biến của thị trường chính thức. Có thể nói mức độ ổn định của tỷ giá trong năm 2013 bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chủ yếu: (i) Ngân hàng nhà nước đã cam kết ổn định tỷ giá và có nhiều can thiệp kịp thời vào thị trường như tăng cung,thông tin định hướng thị trường cũng như giải quyết các quan hệ hợp lý giữa lãi suất tiền gửi USD và VNĐ, dư nợ tín dụng và quản lý thị trường ngoại tệ; (ii) bối cảnh kinh tế khó khăn và chủ trương cắt giảm đầu tư công làm giảm đáng kể nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu; (iii) nguồn cung ngoại tệ khá dồi dào do giải ngân đầu tư nước ngoài tích cực, kiều hối ổn định, xuất khẩu tiếp tục tăng khá.
2.2.5.4.Giải quyết việc làm, thất nghiệp và nghèo đói
96,45 % kế hoạch, bằng 101,5% thực hiện năm 2012. Trong đó, giải quyết việc làm trong nước là 1.455.000 lao động, bằng 101,04% so với thực hiện năm 2012. Các tỉnh , thành phố thuộc 4 vùng kinh tế trọng điểm tuy chịu tác động mạnh của tình hình kinh tế khó khăn nhưng vẫn tạo được nhiều việc làm cho người lao động, như TP Hồ Chí Minh với 288.000 người, Hà Nội 136.500 người, Đồng Nai 92.300 người, Bình Dương 46.000 người, Hải Phòng 51.000 người, Cần Thơ 50.900 người…
Năm 2013 cũng đã thực hiện xuất khẩu lao động với 88.155 nười, đạt 103,7% kế hoạch, tăng 10% so với thực hiện năm 2012.
Với kết quả giải quyết việc làm trên đây, đến thời điểm 01/1/2014, cả nước có 1.328.400 người lao động thiếu việc làm và 905.800 người thất nghiệp. So với thời điểm 01/01/2013, số người thiếu việc làm tăng 1,6 nghìn người và số người thất nghiệp tăng 48,5 nghìn người. Theo thống kê, có tới 85,4% số người thiếu việc làm sinh sống ở khu vực nông thôn và 53,3% số người thiếu việc làm là nam giới. Có 46,7% số người thất nghiệp sống ở thành thị, trong đó có 52,3 % là nam giới.
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 vào khoảng 2,2%, tăng 0,24% so với năm 2012, trong đó khu vực thành thị là 3,58% tăng 0,37% và khu vực nông thôn là 1,58%, tăng 0,19%. Tỷ lệ thiếu việc làm năm 2013 cũng tăng lên so với 2012 cả thành thị và nông thôn: năm 2013 tỷ lệ thiếu việc làm là 2,77%, trong đó khu vực thành thị là 1,48% và khu vực nông thôn là 3,35%. Nguyên nhân của các tình trạng trên là do số các doanh nghiệp ngừng hoạt động hoặc thu hẹp sản xuất tăng lên. Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị cao hơn gần gấp đôi khu vực nông thôn.
Về tỷ lệ nghèo, theo chuẩn nghèo chính thức của Bộ Lao động thương binh và xã hội, tỷ lệ hộ nghèo của Việt Nam năm 2010 là 14,2%; năm 2011 là 12,6%; năm 2012 là 11,1%. Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nghèo cả nước còn 7,7%, giảm 3,3 điểm phần trăm so với năm 2012. Theo kế hoạch 5 năm 2011-2015, mục tiêu phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo khoảng 2%/năm thì với tiến độ này sẽ đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.
Bảng 11. Tỷ lệ nghèo Việt Nam theo khu vực thành thị và nông thôn (%)
Vùng / Năm 2006 2008 2010 2011* 2012* 2013*
Cả nước 15,5 13,4 14,2 12,6 11,1 7,8
Thành thị 7,7 6,7 6,9 5,1 4,3 3,4
Nông thôn 18 16,1 17,4 15,9 14,1 11,2
Nguồn: Tổng cục Thống kê; * Chuẩn nghèo mới giai đoạn 2011-2015
Xét về khu vực, tỷ lệ nghèo cả hai khu vực thành thị và nông thôn đều có xu hướng giảm xuống qua các năm. Nếu xét theo chuẩn nghèo mới, tỷ lệ nghèo chung cả nước đã giảm từ 14,2% năm 2010 xuống còn 7,8% năm 2013, tương ứng tỷ lệ nghèo thành thị giảm còn một nửa so với năm 2010 và tỷ lệ nghèo nông thôn giảm từ 17,4% năm 2010 xuống còn 11,2% năm 2013. Như vậy, mặc dù nền kinh tế vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng với nhiều nỗ lực trong thực hiện chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội đã mang lại kết quả rất đáng khích lệ.
Tóm lại, trong năm 2013, với những khó khăn về kinh tế tiếp tục diễn biến phức tạp, các doanh nghiệp tiếp tục gặp khó khăn trong sản xuất - kinh doanh, tăng trưởng kinh tế chậm lại đã có tác động xấu đến giải quyết việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, qua số liệu thống kê cho thấy, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm có tăng nhưng không nhiều. Điều này có thể được giải thích bởi lý do là do trình độ phát triển của nền kinh tế còn thấp, đời sống thấp,hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển nên người lao động vẫn phải chấp nhận làm các công việc trong khu vực phi chính thức với mức thu nhập thấp, bấp bênh để duy trì cuộc sống bản thân và gia đình. Ngoài ra, những tác động của hệ thống chính sách, trong đó đặc biệt là chính sách tài khóa đã mang lại hiệu ứng tích cực trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo.
2.2.5.5. Bội chi ngân sách và nợ công
Bội chi NSNN năm 2013 theo dự toán là 162.000 tỷ đồng, bằng 4,8% GDP. Trong khi đó ước chênh lệch Thu – Chi NSNN năm 2013 khoảng 195.500 tỷ đồng, tăng 33.500 tỷ đồng so với dự toán. Với GDP ước đạt được, bội chi NSNN năm 2013 bằng 5,3% GDP. Với mức bội chi 5,3% GDP, dư nợ công (tính theo Luật Quản lý nợ công) đến hết năm 2013 là 56,2% GDP, trong đó dư
nợ Chính phủ là 42,6% GDP, nợ Chính phủ bảo lãnh 12,24% GDP và nợ của Chính quyền địa phương là 1,32% GDP; dư nợ nước ngoài của quốc gia là 39,5% GDP. Các chỉ tiêu về nợ vẫn nằm trong giới hạn an toàn và không tác động lớn đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Bảng 12. Cân đối NSNN năm 2013
Đơn vị: Tỷ đồng STT Nội dung Dự toán Thực hiện 9 tháng Ước thực hiện cả năm Tỷ lệ ước thực hiện / DT (%) Tỷ lệ ước thực hiện/thực hiện 2012 (%) I Tổng số thu NSNN 816.000 543.835 790.800 96.9 106.4
1 Thu nội địa 545.500 353.115 530.000 97.2 113.4
2 Thu từ dầu thô 99.000 83.220 115.000 116.2 82.1
3 Thu cân đối từ XNK 166.500 103.000 140.800 84.6 110.1
4 Thu viện trợ 5.000 4.500 5.000 100 63.9
II Tổng chi NSNN 978.000 684.590 986.300 100,8 108,9
1 Chi đầu tư phát triển 175.061 123.840 201.555 115,1 103,3
2 Chi trả nợ và viện trợ 105.000 76.380 105 100,0 105,0
3 Chi PT các sự nghiệp KT –XH,
QP, AN, QL hành chính
674.439 484.370 679.645 100,8 111,3
4 Chi bổ sung quỹ dự trữ Tài
chính 100 100 100 100
5 Dự phòng 23.400 ---
III Bội chi NSNNTỷ lệ so với GDP 162.0004,8% 140.755 195.5005,3% 120,7 ---