- Xuất, nhập khẩu
2.2.2. Những điều chỉnh trong chính sách tài khóa năm
2.2.2.1. Chính sách thu NSNN
Một là, chính sách thu NSNN tập trung vào việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Tiếp theo những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp năm 2012, chính sách tài khóa năm 2013 tiếp tục hướng vào việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể:
- Gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ( TNDN), thuế giá trị gia tăng ( GTGT) và thời hạn nộp tiền sử dụng đất.
Theo chủ trương này, nhà nước đã gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế TNDN đối với số thuế TNDN phải nộp quý I/2013 và 3 tháng thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN phải nộp quý II và III/ 2013 đối với doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ( sử dụng dưới 200 lao động và có doanh thu không quá 200 tỷ đồng), doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động ( trên 300 lao động) trong lĩnh vực sản xuất, gia công, chế biến và doanh nghiệp đầu tư - kinh doanh nhà ở. Gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế GTGT đối với số thuế GTGT phải nộp của tháng 1, 2 và tháng 3 năm 2013 đối với doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động,doanh nghiệp đầu tư – kinh doanh nhà ở và doanh nghiệp sản xuất sắt thép, xi măng, gạch ngói. Ngoài ra,nhà nước còn cho phép các chủ đầu tư dự án đã được nhà nước giao đất nhưng chưa hoàn thành nghĩa vụ về nộp tiền sử dụng đất do có khó khăn về tài chính được nộp tiền sử dụng đất theo tiến độ thanh toán tiền bán hàng trong thời hạn tối đa 24 tháng kể từ ngày có thông báo tiền sử dụng đất của cơ quan thuế.
- Giảm tỷ lệ thu đối với một số khoản thu NSNN
Giảm lệ phí trước bạ đối với xe ô tô chở người dưới 10 chỗ ngồi. Trong đó, đối với ô tô đăng ký lần đầu mức thu chung là 10%, các địa phương được điều chỉnh tăng không quá 50% mức quy định chung. Đối với ô tô đăng ký lần 2 trở
đi, mức thu thống nhất trên cả nước là 2%. Giảm 50% tiền thuê đất năm 2013 và 2014 đối với các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước cho thuê đất mà số tiền thuê đất phải nợp theo quy định tại Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 tăng quá 2 lần so mức nộp năm 2010 ( trường hợp tiền thuê đất sau khi được giảm vẫn lớn hơn 2 lần so với tiền thuên đất phải nộp năm 2010 thì được giảm tiếp tiền thuê đất đến mức bằng 2 lần tiền thuê đất phải nộp năm 2010). Ngày 3/4/2013, Chính phủ đã có tờ trình gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội số 128/TTr-CP đề xuất Quốc hội các nội dung:
+ Giảm 50% thuế GTGT đầu ra trong thời hạn 01 năm ( từ 01/7/2013 đến hết 30/6/2014) đối với hoạt động đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội;
+ Giảm 30% thuế GTGT đầu ra trong thời hạn 01 năm ( từ 01/7/2013 đến hết 30/6/2014) đối với hoạt động đầu tư – kinh doanh ( bán, cho thuê, cho thuê mua) nhà ở là căn hộ có diện tích sàn dưới 70 m2 và có giá bán dưới 15 triệu đồng/ 01 m2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản và người dân có thu nhập thấp có nhu cầu về nhà ở;
+ Áp dụng thuế suất 20% đối với các doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian, có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng vấp dụng thuế suất 10 % đối với thu nhập từ đầu tư kinh doanh nhà ở xã hội sớm hơn 6 tháng so với lộ trình dự kiến thực hiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN.
+ Hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp
Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh đã nộp thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon làm bao bì đóng gói sẵn sản phẩm theo quy định tại Nghị định 69/2012/NĐ-CP ngày 14/11/2012. Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 30/2013/TT-BTC ngày 18/3/2013 hướng dẫn hoàn lại thuế bảo vệ môi trường đối với túi nilon theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 7/1/2013 của Chính phủ.
Nhằm tạo môi trường đầu tư , sản xuất kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân kinh doanh, Chính phủ đã xây dựng và hoàn thiện Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, Nghị định 23/2013/NĐ-CP sửa đổi mức thu lệ phí ù hrước bạ, Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý phí, lệ phí. Ngoài ra còn thực hiện sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các thông tư hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong các lĩnh vực bưu chính, viễn thông, biểu diễn nghệ thuật và điện ảnh, chăn nuôi…nhằm bảo đảm các chính sách thu NSNN phù hợp hơn với tình hình thực tế cũng như thực hiện các mục tiêu của Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN thực hiện giảm mức thuế chung để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy, tích tụ đổi mới thiết bị, đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo đó giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%; áp dụng thuế suất 20%cho các doanh nghiệp sử dụng dưới 200 lao động làm việc toàn bộ thời gian và có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng; Áp dụng mức thuế suất TNDN 10% đối với thu nhập từ đầu kinh doanh nhà ở xã hội; bổ sung và quy định rõ chính sách ưu đãi về thuế suất đối với một số lĩnh vực cần khuyến khích và thu hút đầu tư và bổ sung quy định về thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định ưu đãi đầu tư đối với các dự án có quy mô lớn và có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội.
Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT tập trung rà soát, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong thực tiễn đồng thời cũng thể hiện rõ sự chia sẻ với người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh nền kinh tế còn khó khăn thông qua việc bổ sung các quy định về hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT của hộ cá nhân kinh doanh có thu nhập thấp căn cứ theo mức lương tối thiểu. Bổ sung một số nhóm đối tượng vào diện không chịu thuế như sản phẩm bảo hiểm về con người, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm an ngư, dịch vụ cho vay của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng, bán nợ, kinh doanh
ngoại tệ…Ngoài ra, để đảm bảo minh bạch, đơn giản, dễ thực hiện, dự thảo Luật cũng đề xuất sửa đổi chuyển căn cứ xác định không chịu thuế đối với cá nhân kinh doanh từ thu nhập, lương sang doanh thu. Theo đó, các hộ cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng trở lên mới phải nộp thuế GTGT.
2.2.2.2. Chính sách chi Ngân sách nhà nước năm 2013
Một là, tập trung hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách quản lý chi tiêu ngân sách.
Dự án Luật NSNN sửa đổi được triển khai thực hiện trên cơ sở sửa đổi các nội dung liên quan đến tài chính – ngân sách trong Hiến pháp 1992 sửa đổi. Ngoài ra, Chính phủ tập trung vào việc rà soát, xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách tài chính chi tiêu các chương trình mục tiêu quốc gia, đổi mới cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực sự nghiệp công theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị gắn với cơ chế đặt hàng và giao nhiệm vụ cụ thể. Điều chỉnh giá dịch vụ công theo hướng từng bước tính đúng, tính đủ chi phí, đồng thời bổ sung, sửa đổi và ban hành các chính sách hỗ trợ hợp lý đối với người nghèo, các đối tượng chính sách. Bên cạnh rà soát và hoàn thiện hệ thống chính sách quản lý chi tiêu NSNN, các chế độ, định mức chi tiêu ngân sách không phù hợp cũng được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp với tình hình thực tế.
Hai là, tăng cường công tác quản lý chi NSNN
Điểm nổi bật trong thực hiện chính sách chi NSNN năm 2013 là rà soát, quản lý chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo trong phạm vi dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong đó, thực hiện nghiêm Chỉ thị 30/CT- TTg ngày 26/11/2012 về tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, đặc biệt là các khoản chi điện nước, điện thoại, văn phòng phẩm, mua xe công, chi tổ chức hội nghị, hội thảo, tổng kết, lễ ký kết, khởi công, phong tặng danh hiệu….Đối với chi đầu tư, thực hiện nghiêm Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý đầu tư từ vốn NSNN và
vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản ở các địa phương. Rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên các dự án đầu tư của Nhà nước, ưu tiên bố trí đủ vốn các dự án trọng điểm. cấp bách, hiệu quả có khả năng hoàn thành trong năm 2013. Hạn chế tối đa khởi công mới dự án sử dụng vốn NSNN. Kiên quyết điều chuyển hoặc thu hồi vốn đầu tư đối với các công trình, dự án chậm triển khai, kém hiệu quả. Đặc biệt là không ứng trước vốn NSNN, vốn trái phiếu Chính phủ cho các công trình, dự án, trừ các dự án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, quốc phòng, an ninh và các dự án trọng điểm cấp bách.
Ba là, đảm bảo nguồn lực thực hiện các chính sách an sinh xã hội
Trước bối cảnh kinh tế khó khăn, các vấn đề an sinh xã hội luôn được Chính phủ quan tâm và đặt lên hàng đầu. Thông tư 222/2012/TT-BTC ngày 24/7/2012 của Bộ Tài chính quy định về tổ chức thực hiện dự toán NSNN năm 2013 đã chỉ rõ các bộ, các cơ quan trung ương và địa phương khi phân bổ, giao dự toán chi phải đảm bảo đủ nguồn để thực hiện các chính sách an sinh xã hội. Ngoài 10% tiết kiệm chi thường xuyên dành nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2013, các địa phương phải thực hiện tiết kiệm thêm 10% chi thường xuyên ngay từ khâu dự toán và giữ lại phần tiết kiệm ở các cấp ngân sách trước khi giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị ở địa phương để bố trí chi cải cách tiền lương và thực hiện các chính sách an sinh xã hội.
2.2.2.3. Về cân đối ngân sách và quản lý nợ công
Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 32/2012/QH13 về dự toán NSNN năm 2013, trong đó tổng thu NSNN là 816 nghìn tỷ đồng, tổng chi cân đối NSNN laf978 nghìn tỷ đồng, bội chi NSNN là 162 nghìn tỷ đồng, tương đương 4,8% GDP. Căn cứ vào tổng mức vốn trái phiếu Chính phủ được quy định tại Nghị quyết 12/2011/QH13 là 225 nghìn tỷ đồng trong giai đoạn 2011-2015, căn cứ vào khả năng và hiệu quả sử dụng vốn, Quốc hội đã quyết định cho phép phát hành không quá 60 nghìn tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2013, đồng thời yêu cầu thu
hồi vốn trái phiếu Chính phủ đã ứng trước của năm 2013. Có thể thấy, trong bối cảnh khó khăn, nhu cầu về nguồn lực gia tăng thì việc huy động nguồn lực qua phát hành trái phiếu Chính phủ năm 2013 cao hơn các năm trước đó nhìn chung là pù hợp với tình hình thực tế.
Trong quản lý nợ công, hệ thống văn bản pháp lý về quản lý nợ công đã và đang được thực hiện. Cụ thể: Thủ tướng đã ký quyết định 1/2013/QĐ-TTg ngày 7/1/2013 ban hành quy chế lập, sử dụng và quản lý Quỹ tích lũy trả nợ. Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ký quyết định số 56/2012/QĐ –TTg ngày 21/12/2012 về quy chế quản lý và xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công…Qua đó nhằm quản lý chặt chẽ nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia, đảm bảo an toàn về nợ và an ninh tài chính quốc gia. Tăng cường công tác giám sát, quản lý rủi ro và cơ cấu lại nợ công, nợ Chính phủ, nợ quốc gia. Thực hiện trích lập dự phòng rủi ro và chủ động bố trí nguồn trả nợ các khoản vay đến hạn, không để xẩy ra tình trạng nợ quá hạn. Tăng cường quản lý, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn vay.