Đánh giá chung về chính sách tài khóa

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 97)

IV Chi bổ sung quỹ dự trữ Tà

a) Về thu ngân sách: Trên cơ sở đánh giá rõ tình hình thực tế, ngay từ đầu năm 2013, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo điều hành chính sách thu NSNN

2.2.6. Đánh giá chung về chính sách tài khóa

2.2.6.1.Về đặc điểm chính sách tài khóa năm 2013

- Chính sách tài khóa ổn định, không có thay đổi lớn

Nghị quyết số 31/2012/NQ-QH13 ngày 8/11/2012 đặt mục tiêu cho năm 2013 là tăng trưởng GDP 5,5% với tổng vốn đầu tư toàn xã hội 30% GDP và lạm phát dưới 8%. Ngoài ra, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2013 tăng khoảng 10% với tỷ lệ nhập siêu khoảng 8% tổng kim ngạch XK và bội chi NSNN dưới 4,8% GDP. Như vậy, về cơ bản chính sách tài khóa năm 2013 không thật sự có thay đổi lớn so với năm 2012 mặc dù tốc độ tăng GDP dự kiến cao hơn, tốc độ lạm phát cũng cao hơn hoặc thấp hơn không đáng kể. Nhập khẩu cao hơn xuất khẩu khoảng 10 tỷ USD, thay vì thặng dư thương mại mấy trăm triệu USD như năm 2012.

Tỷ lệ thu và chi NSNN theo dự toán năm 2013 đều giảm nhẹ khoảng 1% GDP so với thực hiện năm 2012 nên thâm hụt NSNN vẫn duy trì tương đương giai đoạn 2011-2012. Theo đó, quan điểm chủ đạo của chính sách tài khóa năm 2013 là ổn định, chứ không chủ trương nới lỏng (tăng chi NSNN) hay/và giảm gánh nặng thu NSNN (giảm thu NSNN) nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, cũng không chủ trương thắt chặt tài khóa (giảm chi NSNN hay/và tăng thu NSNN) nhằm giảm thâm hụt NSNN, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát.

-Tiếp tục thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ,hiệu quả và triệt để tiết kiệm

Công tác thực hiện dự toán thu, chi NSNN, công tác điều hành đã quán triệt quan điểm chặt chẽ, tiết kiệm. Đối với công tác thu NSNN, đã thực hiện công tác quản lý thu NSNN chặt chẽ, tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; tăng cường kiểm tra, rà soát đối tượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phát hiện kịp thời những trường hợp không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý; tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với các khoản thuế và thu ngân sách năm 2012 được gia hạn sang năm 2013; tăng cường tổ chức thu hồi nợ đọng thuế, thanh tra kiểm tra thuế... Tổ chức nắm tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ thu NSNN tại một số địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước, các ngân hàng thương mại và địa phương có số thu lớn nhằm

đôn đốc việc thực hiện thu nộp NSNN và kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự toán NSNN năm 2013.

Với công tác quản lý chi NSNN, các hoạt động được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Nhờ tích cực, chủ động trong điều hành chi NSNN năm 2013 đã bảo đảm vừa phù hợp với khả năng thu NSNN trong điều kiện khó khăn, vừa đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động của bộ máy Nhà nước và xử lý kịp thời các nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội. Các khoản chi NSNN được quản lý chặt chẽ trong phạm vi dự toán đã được phê duyệt, theo đúng chế độ quy định, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung vốn cho trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành và thực hiện các công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2013 để bảo đảm hiệu quả đầu tư.

- Chính sách tài khóa hướng mạnh vào mục tiêu tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ thị trường nhằm ổn định kinh tế vĩ mô

Có thể nói, chính sách tài khoá năm 2013 nói chung chịu tác động mạnh của các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường từ năm 2012 và tiếp tục thực hiện bổ sung trong năm 2013. Một mặt, những chính sách tài chính trên đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho các DN, góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Mặt khác, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, việc Nhà nước thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế để hỗ trợ phát triển cho doanh nghiệp, khả năng giảm thu ngân sách trong năm 2013 là khó tránh khỏi.

- Áp lực lên điều hành chính sách tài khóa 2013 là nặng nề

Theo mục tiêu đề ra, chính sách tài khóa năm 2013 phải đồng thời thực hiện 3 nhiệm vụ: Một là, chính sách thu NSNN tập trung vào nhiệm vụ tháo gỡ khó khăn cho DN; Hai là, chính sách chi NSNN được thực hiện theo hướng thắt chặt, hiệu quả; Ba là huy động vốn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, trước hết là thúc đẩy tăng trưởng. Thực hiện các nhiệm vụ trên đây trong điều kiện nền kinh tế khó khăn, thu ngân sách hạn chế, yêu cầu

chi ngân sách vẫn cấp bách, trong khi Chính phủ cam kết thực hiện chỉ tiêu Bội chi ngân sách do Quốc hội thông qua. Hơn nữa, báo động chạm trần nợ công cũng đang đến gần. Nhìn chung, thu NSNN năm 2013 sẽ vẫn gặp khó khăn khi sự chậm lại của tốc độ tăng trưởng kinh tế không được bù đắp bởi tốc độ lạm phát tăng cao như mấy năm trước. Bên cạnh đó, chỉ trong vòng 2 năm 2011 - 2012 đã có khoảng 10 vạn DN giải thể phá sản, chiếm một nửa số DN giải thể phá sản kể từ khi có Luật DN đến nay nên đã hạn chế khả năng thu NSNN không chỉ của năm 2012 mà có thể của cả các năm tiếp theo.

2.2.6.2. Thành tựu và hạn chế trong điều hành chính sách tài khóa năm 2013

Có thể nói, chính sách tài khoá năm 2013 nói chung chịu tác động mạnh của các biện pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh và thị trường từ năm 2012 và tiếp tục thực hiện bổ sung trong năm 2013.Trong điều kiện phát sinh nhiều khó khăn và thách thức, hoạt động tài chính – NSNN năm 2013 đã bám sát mục tiêu đề ra là điều hành thu – chi ngân sách chặt chẽ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống nhân dân. Dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ (thông qua Nghị quyết số 01/NQ-CP;Nghị quyết số 02/NQ-CP và các Nghị quyết và các Nghị quyết phiên họp thường kỳ của Chính phủ hàng tháng) trên cơ sở các biện pháp đã đề ra, các Bộ, ngành và địa phương đã tích cực cụ thể hóa các giải pháp, tập trung triển khai quyết liệt, có hiệu quả các kế hoạch và chương trình cụ thể. Nhờ đó, tình hình đã có chuyển biến tích cực: Kinh tế vĩ mô bước đầu ổn định, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá ổn định, dư nợ tín dụng và dự trữ ngoại hối được cải thiện, xuất khẩu tăng khá; tình hình hình chính trị, xã hội ổn định, quốc phòng – an ninh được giữ vững, công tác an sinh – xã hội được quan tâm giải quyết. Giải ngân vốn FDI và ODA tiếp tục đạt khá. Sản xuất công nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tích cực, tồn kho giảm dần. Phát triển doanh nghiệp bước đầu có những dấu hiệu tích cực.

Mặc dù trong điều kiện thu khó khăn nhưng về cơ bản các nhu cầu chi theo dự toán luôn được đáp ứng nguồn kịp thời, nhất là các nhiệm vụ chi về đảm bảo quốc phòng, an ninh và chi các sự nghiệp giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa,đảm

bảo xã hội, phòng chống khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh…thực hiện nâng lương cơ sở cho các đối tượng công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, người nghỉ hưu và người có công…

Đánh giá chung về công tác thực hiện dự toán thu, chi NSNN, công tác điều hành đã quán triệt quan điểm chặt chẽ, tiết kiệm. Đối với công tác thu NSNN, đã thực hiện công tác quản lý thu NSNN chặt chẽ, tăng cường theo dõi, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai nộp thuế, hoàn thuế; tăng cường kiểm tra, rà soát đối tượng doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, phát hiện kịp thời những trường hợp không đăng ký thuế để đưa vào diện quản lý; tổ chức thu đầy đủ, kịp thời vào NSNN đối với các khoản thuế và thu ngân sách năm 2012 được gia hạn sang năm 2013; tăng cường tổ chức thu hồi nợ đọng thuế, thanh tra kiểm tra thuế...

Với công tác quản lý chi NSNN, các hoạt động được tăng cường, bảo đảm tiết kiệm, chặt chẽ và hiệu quả. Nhờ tích cực, chủ động trong điều hành chi NSNN năm 2013 đã bảo đảm vừa phù hợp với khả năng thu NSNN trong điều kiện khó khăn, vừa đáp ứng các nhiệm vụ chi ngân sách theo dự toán và tiến độ triển khai nhiệm vụ của đơn vị sử dụng ngân sách, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, hoạt động của bộ máy Nhà nước và xử lý kịp thời các nhu cầu bảo đảm an sinh xã hội. Các khoản chi NSNN được quản lý chặt chẽ trong phạm vi dự toán đã được phê duyệt, theo đúng chế độ quy định, bảo đảm triệt để tiết kiệm chi thường xuyên, tập trung vốn cho trả nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành và thực hiện các công trình có khả năng hoàn thành trong năm 2013 để bảo đảm hiệu quả đầu tư.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, chính sách tài khóa năm 2013 còn bộc lộ một số hạn chế sau đây:

-Thứ nhất, chính sách vẫn còn thiếu ổn định, thường thay đổi nhằm đối phó với tình hình thực tiễn, do vậy nhìn chung mang tính chất là giải pháp tình thế, phần nào gây khó khăn trong thực hiện của các đối tượng thực thi chính sách, dễ dẫn đến thất thu ngân sách. ( Chẳng hạn: Chính sách Hoàn lại tiền thuế bảo vệ môi trường đã nộp từ 01/01/2012 đến hết ngày 14/11/2012 đối với túi nylon làm

bao bì đóng gói sẵn sản phẩm theo quy định tại Nghị định số 69/2012/NĐ-CP ngày 14/9/2012 của Chính phủ; giảm 50% số thu tiền thuê đất phải nộp năm 2013, 2014 đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được nhà nước cho thuê đất mà số tiền thuê đất phải nộp tăng quá 2 lần so với mức nộp năm 2010,trường hợp sau khi giảm vẫn lớn hơn 2 lần thì được tiếp tục giảm đến mức bằng 2 lần mức phải nộp năm 2010). Riêng Thuế thu nhập doanh nghiệp, đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ được áp dụng thuế suất 20% từ 01/7/2013 cũng rất tình thế và gây khó khăn trong thực hiện.

-Thứ hai, mặc dù các giải pháp chính sách thực hiện trong năm 2013 đã có tác động tốt nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, song mới chỉ dừng lại ở tác dụng hỗ trợ mà thiếu tính định hướng lâu dài. Điều này rất có thể dẫn đến việc làm tăng tính ỷ lại của các doanh nghiệp và chủ thể sản xuất kinh doanh.

- Thứ ba, hiệu quả chính sách chưa cao, biểu hiện ở việc phục hồi của các doanh nghiệp còn chậm. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, ước tính năm 2013, tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 76955 doanh nghiệp, tăng 10,1% so với năm 2012 với tổng vốn đăng ký là 398,7 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7%. Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước, trong đó số doanh nghiệp đã giải thể là 9818 doanh nghiệp, tăng 4,9%; số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 10803 doanh nghiệp, tăng 35,7%; số doanh nghiệp ngừng hoạt động nhưng không đăng ký là 40116 doanh nghiệp, tăng 8,6%. Trong số 3135 doanh nghiệp Nhà nước hiện có từ đầu năm, có 39 Doanh nghiệp ngừng hoạt động, chiếm 1,3%. Như vậy, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có cải thiện nhưng rất chậm. Thiết nghĩ cũng cần nghiên cứu, đánh giá thêm về tác dụng của việc miễn, giảm, giãn thuế đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Thứ tư, tính dự báo chính sách chưa cao và thiếu tính xác thực, vì vậy việc gắn kết giữa mục tiêu chính sách và giải pháp thực hiện không tránh khỏi

khó khăn, dẫn đến mục tiêu không hoàn thành. Điển hình là con số dự toán thu ngân sách năm 2013 tăng hơn 20% so với thực hiện năm 2012 là quá cao trong khi tình hình kinh tế năm 2013 vẫn tiếp tục khó khăn, chưa được cải thiện đáng kể. Việc xác định dự toán chỉ trên cơ sở thực hiện năm trước như vậy là thiếu căn cứ vì chưa tính đến nhiều yếu tố tác động khác.

- Thứ năm, chính sách còn mang nặng tính can thiệp hành chính vào nền kinh tế mà chưa dựa trên nguyên tắc của kinh tế thị trường. Một trong những biểu hiện dễ thấy là trong khi chi NSNN luôn vượt dự toán thì trong cơ cấu chi NSNN, tỷ trọng chi thường xuyên trong những năm gần đây có xu hướng tăng nhanh ( từ năm 2000 đến nay, chi đầu tư phát triển tăng 3 lần, trong khi chi thường xuyên tăng 8 lần). Phải chăng do đầu tư công kém hiệu quả, áp lực kiềm chế lạm phát mà giảm đầu tư phát triển hay vì bộ máy quản lý quá cồng kềnh, kém hiệu quả gây gánh nặng cho NSNN? Cần có chiến lược cơ cấu chi NSNN thay vì can thiệp ngắn hạn, cắt giảm tình thế khi nguy cơ bội chi NSNN xẩy ra. Ngoài ra, việc can thiệp hành chính còn làm cho tính nghiêm minh của pháp luật NSNN bị suy giảm, gây nên nhiều hệ lụy cho nền kinh tế.

Một phần của tài liệu Chính sách tài khóa Việt Nam năm 2013 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(141 trang)
w