Năng lực giao tiếp.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giảng viên uy tín đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên (Trang 64)

L NHŨNG ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH TAO NÊN UY TÍN CỦA NỮ GIẢNG VIÊN.

3.Năng lực giao tiếp.

Nhân cách của người sinh viên được hình thành thông qua yếu tố quan trọng nhất là mối quan hệ tác động qua lại giữa người giảng viên và sinhviên. Hình thức chủ yếu của hoạt động giảng dạy và học tập diễn ra trong điều kiện giao tiếp như giảng bài, thảo luận, thi cử, nghiên cứu khoa học, hoạt động xã hội...Không có giao tiếp thì hoạt động của người giảng viên và sinh viên không thể diễn ra và không thể có sự ảnh hưởng của nhân cách người giảng viên đến sinli viên . Vì vậy năng lực giao liếp là yếu tố cần thiết của người giảng viên trong giảng dạy và trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách sinh viên.

Trong trường đại học, người giảng viên là điểm tập trung chú ý của sinh viên. Người giảng viên là dối tượng học tập thường xuyên của sinh viên, vì vậy mỗi lời nói, cử chỉ, hành động, việc làm, các mối quan hệ... của người giang viên đều phải mẫu mực. Một trong những đặc điểm tạo nên uy tín về năng lực giao tiếp được sinh viên đánh giá cao nhất là sự thống nhất trong lời Iìói và việc làm của nữ giảng viên (xem bảng 4). Đặc điểm này tạo nên sự tin tưởng ở sinh viên, tạo nên sức mạnh của lời nói, thu hút được sinh viên nghe theo, làm theo. Tính nhất quán có tính thuyết phục là phẩm chất cơ bản trong lời nói của người giảng viên. Nếu người giảng viên hay thay đổi thái độ đối với sinh viên và đối với công việc của bản thân, lời nói và hành động không nhất quán sẽ gây ra sự nghi ngờ, mất tín nhiệm của sinh viên đối với họ. Những đặc điểm đó làm hạn chế hoạt động giảng dạy và giáo duc của người giảng viên.

Sau đặc điểm thống nhất trong lời nói và việc làm, sinh viên đánh giá cao dặc điểm tôn trọng sinh viên, quan tâm đến những vấn đề bức xúc trong cuộc sống của sinh viên. Sinh viên rất mong muốn được tiếp xúc bình đẳng, thẳng thắn với các thầy, cô giáo và rất cảm động khi được thầy, cô giáo quan tâm. Các thầy, cô giáo sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sinh viên khi họ hiểu được hoàn cảnh gia đình của sinh viên, những khó khăn của sinh viên, động viên giúp dỡ kịp thời trong những hoàn cảnh cần thiết. Những thầy, cô giáo dược sinh viên tin tưởng sẽ ià chỗ dựa tinh thần tin cậy của sinh viên để sinh viên hỏi ý kiến, tâm sự, trao đổi để có những lời khuyên chính đáng. Sinh viên còn mong muốn thầy cô giáo không xúc phạm đến lòng tự trọng của sinh viên. Tôn trọng nhân cách sinh viên, người giảng viên có sự đòi hỏi cao ở sinh viên và yêu cầu cao đối với bản thân mình, thể hiện trong những công việc chuẩn bị cẩn thận không những cho những giờ học, cho các hoạt động ngoại khoá mà còn cho bất kỳ cuộc gặp gỡ nào với sinh viên, trong việc chấp hành nề nếp, qui định trong công tác. A. X. Macarencô đã chỉ ra rằng: "Sự đòi hỏi của thầy giáo được tiếp nhận khi chúng là sự kế tục có nguyên tắc của sự tôn trọng học sinh".

Một đặc điểm quan trọng nữa của nữ giáo viên được sinh viên đánh giá cao là ứng xử khéo léo với sinh viên. Đó là sự tinh ý đặc biệt thể hiện trong quan hệ đa dạng đối vói sinh viên, trong việc giải quyết các vấn đề của sinh viên xuất hiện trong hoạt động giáo dục. Sinh viên còn quí trọng những nữ giảng viên có quan hệ thân mật và lịch thiệp với sinh viên. Sinh viên có nhu cầu về quan hệ với bạn hè cùng nghề nghiệp rất lớn, nhiều khi sinh viên muốn thấy ở thầy cô một người bạn lớn của mình sẩn sàng giúp đỡ sinh viên hiểu tường tận những môn học khó, những vấn đề khúc mắc trong học tập và cuộc sống. Quan hệ thân mật, lịch thiệp phải thể hiện được tính khách quan và bình đảng. Sinh viên đánh giá cao những nữ giảng viên khi họ nhận xét,

đánh giá sinh viên không bị chi phối bởi tình cảm yêu, ghct mà tìm những điểm tốt trong kiến (hức, trong hành vi, cử chỉ của sinh viên để động viên, khích lệ. Mặt khác, quan hệ với sinh viên phải thể hiện được sự nghiêm khắc đúng mức, thân mật vơí sinhviên ở mức cần thiết, không sa vào kiểu quan hệ "cá mè một lứa".

Bảng 4: Năng lực giao tiếp của nữ giảng viên có uy tín (theo đánh

giá của sinhviẻn).

th ứ

tự

Các đặc điểm năng lực giao tiếp của n ữ giảng viên có uy tín Điêrn trung bình T h ứ bậc đánh giá

19 Hiểu, đồng cảm, tôn trọng sinh viên. 3.40 2

24 Thống nhấl lời nói và việc làm. 3.51 1

23 uhg xử khéo léo sư phạm. 3.36 3

21 Tác phong giản dị, gương mẫu 3.31 4

22 T h â n mật, lịch thiệp trong quan hệ với sinh viên.

3.27 5

I#ểuđồbảt%4

Đặc điểm tác phong giản dị được xếp hạng thứ 4 theo ý kiến của sinh viên. Phong cách giản dị thể hiện sự chân thành, dể hiểu, không cầu kỳ trong hành vi, cử chỉ, lời nói khi tiếp xúc với sinh viên, làm sinh viên thích tiếp xúc, muốn trao đổi, hỏi ý kiến, tâm sự...

Một yếu tố nữa dược sinh viên cho là cần thiết trong giao tiếp đá là sự lịch thiệp trong lời nói. Đặc điểm này tác dộng mạnh mẽ đến cảin xúc của sinh viên. Lời nói cua người giảng viên có thể làm tăng hoặc giảm tính sâu sắc của từ ngữ. Ngôn ngữ lịch thiệp, có văn hoá làm cho sinh viên có thiện cảm và liếp thu bài giảng và lời nhắc nhở, phê bình cũng hiệu quả hơn.

Yếu tố cuối cùng trong năng lực giao tiếp của nữ giảng viên theo ý kiến của sinh viên là trang phục lịch sự. Một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sự tiếp thu hài giảng của sinh viên đó là dáng điệu bề ngoài: Hành vi, cử chỉ, dáng điệu, trang phục. Trang phục lịch sự, gọn gàng, có thẩm mỹ dễ gây cảm tình đối với người giao tiếp. Những đặc điểm bên ngoài của nữ

giảng viên thể hiện nội dung bên trong của họ, thể hiện sự tôn trọng của họ dối với sinh viên, thể hiện sự mong muốn cố gắng là tấm gương về mọi mặt cho sinh viên. Nhà văn người Nga A. p. Trêkhốp có viết: "ở con người mọi cái đều phải đẹp, trong đó có cả quần áo"29. Yếu tố trang phục lịch sự của nữ giảng viên được sinh viên cho là cần thiết để tạo nên uy tín. Tuy nhiên yếu tố này chiếm vị trí thấp hơn so với các yếu tố khác.

II. MỐI Q U A N HỆ GI ỮA UY TÍ N NỮ G I Ả N G VI ÊN VÀNHÂN CÁCH SI NH VI ÊN

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giảng viên uy tín đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên (Trang 64)