Những nội dung hoạt động của nữ giảng viên ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách sinh viên.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giảng viên uy tín đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên (Trang 90 - 98)

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA UY TÍN NỮ GIẢNG VIÊN VÀ NHÂN CÁCH SI NH VI ÊN

3. Những nội dung hoạt động của nữ giảng viên ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách sinh viên.

Hoạt động của người giảng viên đại học là quá trình giải quyết các nhiệm vụ có liên quan đến việc giảng dạy, giáo dục và chuẩn bị nghề nghiệp cho sinh viên. Hoạt động chủ yếu của người giảng viên là giảng dạy. Ngoài ra, để hình thành nhân cách sinh viên người giảng viên phải tham gia tích cực vào các hoạt động khác của nhà trường như nghiên cứu khoa học, hướng dẫn xêmina, viết giáo trình, hướng dẫn thực tập thực tế, tổ chức công tác đào tạo và giáo dục sinh viên... Trong thời gian học đại học, sinh viên nhận được toàn bộ các tác động từ hoạt động của người giảng viên và sinh viên tích cực tham gia vào các hoạt động đó. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của mình, sinh viên không chỉ là khách thể mà còn là chủ thể tích cực tự giáo dục. Sự tác động qua lại giữa người giảng viên và sinh viên hình thành ở sinh viên động cơ học tập, rèn luyện, xu hướng sống cơ bản, những định hướng giá trị của cuộc sống. Để tìm hiểu ảnh hưởng của các nội dung hoạt động của nữ giảng viên đến sự hình thành nhân cách sinh viên, chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Theo bạn những nội dung nào trong hoạt động của các cô giáo được bạn quí trọng có tác động quan trọng đến nhân cách sinh viên ?". Chúng tôi yêu cầu sinh viên đánh giá theo thang điểm: Rất quan trọng - 4 điểm; khá quan trọng - 3 điểm; không quan trọng - 1 điểm. Kết quả thu được như sau:

Bảng 11: Anh hưởng những nội dung hoạt động của nữ giảng viên uy tín đến nhân cách sinh viên (theo đánh giá của sinh viên).

thứ tự

Nội dung hoạt động của nữ giảng viên Điểm trung bình Thứ bậc đánh giá 1 Giảng dạy 3.22 2

2 Trao đổi thông tin khoa học và hướng dẫn xêmina (thảo luận)

3.17 3

3 Hướng dẫn thực hành, thực tập thực tế 2.43 5

4 Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học 3.23 1

5 Viết giáo trình 2.63 4

6 Giáo viên chủ nhiệm 1.70 6

7 TỔ chức hoạt động của sinh viên trong khoa, trường

1.20 8

B iể u đồ bả n g 11 Ị 3 00 5 2 3 1 r't u I 0 4

Bảng thống kê trên cho thấy sinh viên đánh giá tác động giá dục cao nhất là những nội dung hoạt động: Nghiên cứu khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (3.31 điểm), giảng dạy (3.30 điểm), trao đổi thông tin khoa học với sinh viên, hướng dẫn thảo luận (3.15 điểm), viết giáo trình (2.51 điểm), hướng dẫn thực hành, thực tạp thực tế (2.44 điểm). Những nội dung hoạt động sinh viên đánh giá có tác động giáo dục thấp hơn là: Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp (1.71 điểm), hoạt động chính trị - xã hội (1.20 điểm), lãnh đạo, tổ chức quá trình hoạt động của sinh viên trong khoa, trường (1.11 điểm).

Nghiên cứu trên cho phép khẳng định rằng sinh viên quan tâm nhiều và đánh giá cao hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học của nữ giảng viên có uy tín. Những nội dung này ảnh hưởng chủ yếu đến nhân cách sinh viên. Còn những nội dung hoạt động khác sinh viên cho rằng có tác động giáo dục yếu (chưa đạt tới điểm trung bình ỉà 2 điểm). Trong quá trình quan sát, phỏng vấn, điều tra bằng câu hỏi, chúng tôi thấy rằng sinh viên không quan tâm đến danh hiệu của các thầy, cô giáo là Đảng viên Đảng Cộng sản, ít

3.22 3 .1 7 3.23

2 3 4 5 6 7 8

Các nội dung hoạt động của nữ giảng viên

quan tâm đến công việc ngoài giảng dạy như giáo viên chủ nhiệm lớp, làm công tác quản lý trong khoa, trường. Trình độ chính trị cao của nữ giảng viên là điều kiện cẩn thiết song không được sinh viên đánh giá cao trong khía cạnh tác động giáo dục. Sinhviên chủ yếu nhận xét kết quả lao động trong hoạt động giảng dạy, nhận thấy nó có ý nghĩa tác dụng lớn đối với việc học tập của mình. Tuy nhiên, trường đại học không chỉ là môi trường trang bị tri thức khoa học, phát triển năng lực, tiếp thu chuyên môn mà còn là môi trường quan trọng để hình thành phẩm chất chính trị, đạo đức, tính tích cực xã hội, định hướng giá trị, phát triển trình độ văn hoá của sinh viên. Kết quả điều tra trên cho thấy sự tác động qua lại trong các nội dung: Hoạt động xã hội, hoạt động tập thể giữa nữ giảng viên và sinh viên còn yếu. Như phần trên đã phân tích, chúng ta đều thừa nhận rằng, sinh viên đang ở thời kỳ đi học, thời gian và sức lực của sinh viên cần tập trung cho việc học tập. Nhưng trong bất kỳ trường hợp nào sinlì viên không được hạ thấp hoạt động chiính trị - xã hội vì đó là hoạt động quan trọng ở lứa tuổi thanh niên để đáp ứng nhu cầu giao tiếp, hình thành thế giới quan, tính tích cực xã hội, tính độc lập, tinh thần trách nhiệm xã hội, lạp trường tư tưởng chính trị vững vàng. Sinh viên đánh giá thấp tầm quan trọng của hoạt động chính trị - xã hội, việc tổ chức hoạt động cho sinh viên của nữ giảng viên là do các hoạt động đó chưa gây ra những cảm xúc tích cực, chưa thiết thực đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, chưa mạnh mẽ để thúc đẩy sinh viên tự tham gia vào các hoạt động đó. Đối với nhà trường thì các hoạt động chính trị - xã hội, tổ chức các hoạt động cho sinh viên là nhiệm vụ cần thiết để giáo dục đạo đức, giáo dục chính trị, giáo dục thể chất nhằm để phát triển toàn diên nhân cách sinh viên. Đặc biệt việc giáo dục đạo đức đóng một vai trò quan trọng, trong đó, giáo dục tình cảm đạo đức có ý nghĩa xã hội lớn. Tinh cảm đạo đức là sức mạnh động viên con người vượt qua mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành những sự nghiệp vĩ đại. Phẩm chất đạo đức được hình thành từ những cảm

xúc mạnh mẽ đối với những tri thức đạo đức và hành vi đạo đức. Để hình thành cảm xúc tích cực đối với các hoạt động chung của sinh viên như học tập, lao động, hoạt động chính trị - xã hội, ngưòi giảng viên đóng vai trò quan trọng nhất. Cảm xúc trong việc truyền đạt của người giảng viên: Âm điệu giọng nói, những động tác diễn cảm (nét mặt, điệu bộ) có tác dụng truyền cảm xúc cho sinh viên. Sự gưong mẫu, nhiệt tình của người giảng viên có ảnh hưởng lớn đến hành vi đạo đức của sinhviên. Sự lập luận về tính chính nghĩa của tri thức gây cảm xúc mạnh mẽ ở sinh viên. Việc tổ chức hoạt động chung của sinh viên hình thành ở sinh viên cảm xúc tích cực đối với mọi người, các sự việc xã hội, nhiệm vụ của bản thân..., giúp sinh viên tích luỹ được kinh nghiệm và hành vi đạo đức, dần dần biến thành nhu cầu, thói quen của sinhviên.

Qua các kết quả nghiên cứu về thời gian học tập và thời gian nhàn rỗi của sinh viên Nguyễn Thu Lâm - K37và Nguyễn Thị Ninh - K41, khoa Tâm lí học, trường đại học KHXH & NV cho thấy, trung bình sinh viên sử dụng 8 tiếng/ 1 ngày cho học tập trên lớp, tự học và học thêm. Thời gian học tập trên lớp chiếm 2/3. Ngoài thời gian học tập, sinh hoạt cá nhân là thời gian nhàn rỗi. Rất hiếm khi sinh viên sử dụng thời gian nhàn rỗi cho các hoạt động văn hoá, thể thao, chính trị, xã hội, hoạt động lao động công ích. Việc coi nhẹ hoặc làm yếu đi việc tổ chức hoạt động chung của sinh viên, trong đó có hoạt động chính trị, xã hội sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, lệch lạc trong việc hình thành nhân cách sinh viên. Vì vậy, việc điều chỉnh việc phân bố lượng thời gian giảng dạy và giáo dục trong trường đai học trong tình hình hiện nay là cần thiết.

Bảng 12: So sánh ảnh hưởng của nội dung hoạt động của nữ giảng viên uy tín đến nhân cách sinh viên (theo đánh giá của sinh viên).

s ư Nội dung hoạt động của nữ giảng Điểm trung bình

viên Trường ĐH KH XH & N V Trưòrtg ĐH KH TN Trường ĐH SPHN 1 Giảng dạy 3.09 3.24 3.34

2 Trao đổi thông tin khoa học và hướng dẫn xêmina (thảo luận)

3.29 3.10 3.12

3 Hướng dẫn thực hành, thực tập thực tế

2.42 2.51 2.37

4 Hướng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học

3.29 3.23 3.17

5 Viết giáo trình 2.61 2.72 2.57

6 Giáo viên chủ nhiệm 1.73 1.56 1.82

7 Tổ chức hoạt động của sinh viên trong khoa, trường

1.16 1.16 1.29

8 Hoạt động chính trị - xã hội 1.24 1.30 1.23 Nhìn chung, sự đánh giá của sinh viên các trường về tác động của các nội dung trong hoạt động của nữ giảng viên có uy tín hầu như không có sự

khác nhau lớn. Sinh viên trường đại học SPHN đánh giá cao nhất hoạt động giảng dạy (3.34 điểm). Sinh viên trường đại học KHXH & NV đánh giá cao hơn ở các hoạt động trao đổi thông tin khoa học và hướng dẫn thảo luận (3.29 điểm), nghiên cứu khoa học và hưóng dẫn sinh viên nghiên cứu khoa học (3.29 điểm). Sinh viên trường đại học KHTN đánh giá cao hơn tác động giáo dục của hoạt động hướng dẫn thực hành, thực tập thực tế (2.51 điểm), viết giáo trình (2.72 điểm).

Những nội dung sinh viên đánh giá thấp: Sinh viên trường đại học KHTN đánh giá tác động giáo dục thấp hơn của công tác giáo viên chủ nhiệm (1.56 điểm). Sinh viên trường đại học KHXH & NV, đại học KHTN đánh giá tác động giáo dục (hấp hơn sinh viên trường đại học SPHN về hoạt động lãnh đạo tổ chức hoạt động của sinh viên trong khoa, trường (1.16 điểm so với ỉ.29 điểm). Ngược lại, sinh viên trường đại học SPHN đánh giá hoạt dộng chính trị - xã hội có tác động giáo dục thấp hơn so với 2 trường còn lại. Sự đánh giá cao thấp này có liên quan đến sự quan tâm, hứng thú của sinh viên và mức độ tác động qua lại giữa nữ giảng viên và sinh viên trong các hoạt động đó.

4. Nhân cách của nữ giảng viên có uy tín.

Mức độ ảnh hưởng của người giảng viên đến sinh viên phụ thuộc rất lớn vào nhân cách của người giảng viên. Người giảng viên càng có uy tín càng có ảnh hưởng lớn đến sinh viên. Tuy nhiên sinh viên tiếp nhận tác động của nữ giảng viên uy tín ở mức độ nào đó còn phụ thuộc vào nhu cầu, hứng thú, ý nghĩa của chúng đối với đời sống của mình. Các phần trên của báo cáo đã đi sâu nghiên cứu nhu cầu của sinh viên về nhân cách nữ giảng viên, về ý nghĩa của những nội dung hoạt động của nữ giảng viên đối với sinh viên. Để làm sáng tỏ mức độ ảnh hưởng của nữ giảng viên có uy tín đối với sinh viên

nếu chỉ nghiên cứu ý kiến đánh giá của sinh viên thì chưa đủ cơ sở khoa học vì sinh viên chỉ là một chủ thể trong mối quan hệ với chủ thể tác động là nữ giảng viên. Vì vậy cần nghiên cứu về nhân cách nữ giảng viên uy tín trên cơ sở đánh giá của chính họ. Thông qua quá trình giao tiếp các nữ giảng viên thường đánh giá lẫn nhau và bằng cách đó họ tự đánh giá bản thân. Sự tự đánh giá Iiày của nữ giảng viên qui định mức độ tích cực và phương hướng hành động của họ. Để nghiên cứu về nhân cách nữ giảng viên có uy tín, chúng tôi đưa ra câu hỏi: "Những đặc điểm nhân cách nào tạo nên uy tín của nữ giảng viên giúp họ hoàn thành tốt công tác đào tạo giáo dục?". Chúng tôi dề nghị nữ giảng viên có uy tín đánh giá theo thang điểm: Rất quan trọng - 4 điểm; quan trọng - 3 điểm; ít quan trọng - 2 điểm; không quan trọng - 1 điểm.

Kết quả thu được (xem bảng 12) cho thấy: Biểu tưởng của nữ giảng viên và đánh giá của sinh viên về nhân cách của nữ giảng viên có uy tín hầu như không có sự khác nhau lớn. v ề năng lực trí tuệ và tri thức, nữ giảng viên đánh giá ý nghĩa của các đặc điểm không có sự khác nhau với đánh giá của sinh viên là:

- Hiểu biết sâu về chuyên môn. - Hiểu biết rộng về chuyên ngành. - Tư duy lô gích, sâu sắc.

Có sự khác nhau trong đánh giá giữa nữ giảng viên và sinh viên về các đặc điểm:

- Định hướng nhanh và chính xác trong các tình huống giảng dạy. - Hiểu biếl phong phú về văn hoá, xã hội.

Bảng 12: Nhân cách của nữ giảng viên uy tín.

th ứ

tự

Những đặc điểm nhân cách Điểm

trung bình Thứ bậc xếp hạng 1 2 3 4

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của nữ giảng viên uy tín đến sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên (Trang 90 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)