giảng dạy vừa là cán bộ khoa học, vì vậy họ phải nắm vững khoa học về giảng dạy và giáo dục, sử dụng thành thạo các phương pháp kỹ thuật trong giảng dạy.
Uy tín người giảng viên đại học phản ánh mối quan hệ thực chất giữa người giảng viên với các tập thể sinh viên và mỗi sinh viên tiếp nhận sự ảnh hưởng tác động. Trong xã hội có giai cấp, uy tín mang bản chất giai cấp và nó chứa đựng những nội dung tư tưởng đạo đức mà người đó phục vụ.
Ưy tín của người giảng viên là sự thống nhất giữa những điều kiện khách quan với những nhân tô chủ quan. Người giảng viên nào cũng có trọng trách, quyền hạn nhất định do Đảng, Nhà nước, Nhà trường giao phó. Họ là đại biểu cho nên giáo dục tiến bộ, nền văn minh nhân loại. Uy tín của nền giáo dục đại học dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước ta là những điều kiện khách quan gắn bó càn thiết với uy tín của người giảng viên. Uy tín của Nhà trường, kêt quả học tập, trình độ phát triển và những đặc điểm tâm lý xã hội của tập thể sinh viên nơi người giảng viên giảng dạy cũng là những điều kiện khách quan tác động trực tiếp đến uy tín người giảng viên. Bên cạnh những điều kiện khách quan đó, uy tín của người giảng viên còn phụ thuộc đáng kể vào các n h ân tố chủ quan của bản thân họ. Những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giảng viên có thể củng cố, nâng cao uy tín của họ trong trường hợp tương xứng với yêu cầu của công tác giảng dạy mà họ đảm nhận. Ngược lại khi không có sự tương xứng này thì người giảng viên khó có thể xác lập được uy tín cần thiết.
Uy tín thực sự của người giảng viên được tạo nên bởi chính hoạt động g iả n g dạy - g iáo d ụ c đ ả m b ả o th o ả m ã n n h u cầu, lợi ích c ủ a sin h v iên và sự thừa nhận của sinh viên đối với những phẩm chất, năng lực và những thành quả lao động nghề nghiệp của người giảng viên. Biểu hiện của uy tín thực sự
đó là sự tín nhiệm của sinh viên và họ tự nguyên học tập noi gương những người giảng viên có uy tín. Người giảng viên có uy tín có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sinh viên, làm hình thành và phát triển những đặc điểm nhân cách của sinh viên, tiước hêt là kêt quả học tập và nghiên cứu khoa học của họ.
Uy tín của người giảng viên phụ thuộc chủ yếu vào nhân cách của chinh họ. Nhưng đạc điêni Iihân cách tao nên uy tín của người giảng viên là một hệ thống các thuộc tính nhân cách gắn bó với nhau đảm bảo sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp của người giảng viên đó.
Nói tóm lại, người giảng viên có uy tín là người có phẩm chất nhân cách trong sáng và năng lực sư phạm vững chắc, được sinh viên thừa nhận kínli trọng, là con người mẫu mực trở thành hình tượng lý tưởng của sinh viên và sinh viên mong muốn xây dựng cuộc sống của mình theo hình mẫu lý tưởng đó.
2. Phân loại uy tín của người giảng viên.
Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu, uy tín giáo viên có thể được phân thành các loại sau:
- Uy tín thực sự (chân thực):
Uy tín thực sự được thể hiện ở sự ảnh hưởng tác động của người giảng viên tạo nên những thay đổi nhất định của nhân cách sinh viên. Người giảng viên có u y tín thực sự dược sinh viên thừa n h ận về p h ẩm c h ấ t v à n ă n g lực tin tưởng và tự nguyện noi gương.
- Uy tín giả tạo:
uy tin giả tạo. Người g iảng viên cán phải ph ân biệt đ ể tránh tình trạng uy tín
g i ả .
Uy tín giả tạo là loại uy tín được xây dựng bằng nhiều động cơ khác nhau không đúng đắn. Các loại uy tín giả tạo có thể tồn tại trong giáo dục như:
- Uy tín giả tạo do áp lực:
Người giảng viên sử dụng quyền để gây áp lực, tạo ra sự sợ hãi ở sinh viên. Quá trình giáo dục có tính chất áp đặt, cưỡng bức, ít tôn trọng quyền dan chủ của sinh viên. Uy tín kiểu này sẽ kìm hãm sự năng động, sự sáng tạo của sinh viên. Với giáng viên có uy tín kiểu này sinh viên luôn bị căng thẳng và không tập trung tư tưởng trong học tập.
- Uy tín giả tạo do khoảng cách:
Mộl số giảng viên cho rằng, tạo ra khoảng cách lớn với sinh viên thì mới có được uy tín. Cũng có giảng viên lại cho rằng phải chan hoà, thật gần gũi mới xây dựng được uy tín. Nếu do khoảng cách quá lớn mà có uy tín thì người giang viên kiêu này ít gặp gỡ, không quan tâm đến sinh viên, tạo ra sự quan cách, muốn hạ thấp vai trò của sinh viên và không chịu tiếp thu ý kiến của sinh viên. Nếu do khoảng cách quá gần, tự do thoải mái mà có uy tín thì người giáo viên kiểu này dễ nhượng bộ, dễ dãi với sinh viên, gây ra trường hợp "cá mè một lứa" sẽ ảnh hưởng không tốt tới sinh viên.
- Uy tín khoa trương và giả d ân chủ:
Người giáng viên có uy tín kiểu này thường hay ba hoa, nói nhiều về mình, ca ngợi thành tích của bản thân, nâng cao quyển của mình, coi thường năng lực của người khác, luôn tỏ ra tốt bụng, rộng lượng thái quá...Những
giảng viên như vậy thường gây ra tính tự do, vô kỷ luật trong tập thể sinh viên, tạo ra ở sinh viên những nét xấu trong nhân cách.
Những giảng viên có uy tín giả ít hoặc không được sinh viên tôn trọng tin tưởng, điểu đó ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của giáo dục.
3. Vai trò uy tín của người giảng viên đôi với sinh viên trong công tác giáo dục - đào tạo. tác giáo dục - đào tạo.
Uy tín là một nhân tố vô cùng quan trọng giúp người giảng viên thành công trong công tác của mình. Do đó khi đánh giá vai trò của uy tín trong hoạt động sư phạm của người giáo viên, nhà giáo dục nổi tiếng người Nga A. X. Macarencô đã viết: "Hoàn toàn rõ ràng là nhà giáo dục nào mà không có uy tín thí không thể là nhà giáo dục được"25.
Sự thành công hay thất bại trong công tác của người giảng viên luôn luôn có sự gắn bó chặt chẽ vơí uy tín của chính người đó. Người giảng viên có uy tín luôn được sinh viên kính trọng và có ảnh hưởng đến sinh viên trước hết biểu hiện ở kết quả học tập ở kết quả học tập và nghiên cứu khoa học của sinhviên. Giảng viên có uy tín làm cho sinh viên hứng thú với bộ môn mình và đạt kết quả cao ở môn đó.
Vai trò to lớn của uy tín người giảng viên còn thể hiện ở khả năng cảm lioá dối với sinh viên. Người giảng viên có uy tín sẽ là một tấm gương sáng cho sinh viên noi theo, dê dàng động viên, khuyên bảo, ngăn chăn những khuyết điểm của sinh viên, hình thành và phát triển những đặc điểm nhân cách của sinh viên.
người giảng viên mất uy tín sẽ làm cho sinh viên chỉ nhìn thấy mặt hạn chế của người giảng viên dó và dãn đến sự thất bại trong giảng dạy. Ngược lại người giảng viên có uy tín không những thành công trong giảng dạy mà còn thành công trong công tác giáo dục sinh viên cá biệt. Người giảng viên có uy tín không những đem lại hiệu quả giáo dục cao, kích thích sinh viên hứng thú học tập, nghiên cứu khoa học...mà còn làm cho sinh viên thêm kính trọng, tôn vinh nghề nghiệp dạy học. Đối với tập thể lớp sinh viên, người giảng viên có uy tín có khả năng thống nhất lư tưởng, đoàn kết sinh viên. Sinh viên tin tưởng, kính trọng thầy cô giáo bao nhiêu thì càng có ý thức thực hiện tôt những yêu cầu của việc học lâp bấy nhiêu. Sư ảnh hưởng của uy tín người giảng viên đối với sinh viên chủ yếu bằng tấm gương của bản thân. Sinh viên lĩnh hội tấm gương đó để chỉ đạo cách sống của mình. Do đó uy tín của người giảng viên có ý nghĩa quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách sinh viên.
róm lại, uy tín 1(1 vũ klu săc bén để tiên hành tốt công tác giáo dục và là điêu kiện cần thiêt để đảm bảo cho hoạt động giảng dạy và giáo dục của ngươi giảng viên đạt hiệu quả cao.